Thực tế vẫn có rất nhiều người hiểu “kinh doanh” một cách mông lung. Kinh doanh có đơn thuần là mua bán? Khái niệm về kinh doanh là gì và lĩnh vực này được phân loại thế nào? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm về kinh doanh
Khái niệm về kinh doanh thường bị nhiều người lầm tưởng và nhầm lẫn với mua bán hàng hóa thông thường. Thực tế, kinh doanh được hiểu như hoạt động kinh tế của một tổ chức, cá nhân nào đó nhằm thu về lợi nhuận. Kinh doanh cũng có rất nhiều lĩnh vực, gồm giải trí, tài chính, sản xuất công nghiệp, phân phối, vận tải, hay dễ thấy nhất là bán lẻ,…
Một hoạt động được coi là kinh doanh khi nó được tiến hành với mục đích thu lợi nhuận. Với nhận định này, việc kinh doanh và buôn bán gần như giống nhau. Thực tế giữa kinh doanh và đi buôn vẫn có những khác biệt.
Buôn bán chỉ việc trao đổi hàng hóa ở quy mô nhỏ, không đầu tư nhiều về những hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh khác. Ngược lại, khái niệm về kinh doanh chỉ việc tạo nên một hệ thống các công việc và công cụ phục vụ việc tạo ra và “bán” giá trị cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó chúng ta còn bắt gặp một số hoạt động buôn bán khiến khái niệm về kinh doanh trở nên khó hiểu hơn, đó là kinh doanh phi lợi nhuận. Kinh doanh phi lợi nhuận là mô hình kinh doanh dùng lợi nhuận để tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh.
Về cơ bản, loại hình kinh doanh này hầu như chỉ tạo ra lợi nhuận để duy trì và phát triển kinh doanh, thường được các doanh nghiệp áp dụng với mục đích vì cộng đồng, xã hội.
Phân loại các lĩnh vực kinh doanh
Khái niệm về kinh doanh không đề cập hết các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên dưới đây là những ngành kinh doanh phổ biến nhất.
Tài chính
Lĩnh vực kinh doanh tài chính bao gồm việc các cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội, doanh nghiệp dành ra ngân sách để đầu tư và quản lý nguồn vốn nhằm thu về lợi nhuận. Khái niệm về kinh doanh tài chính thường đi kèm với các công cụ tài chính hứa hẹn đem lại lợi ích lâu dài, ví dụ như chứng khoán.
Thông tin, tin tức, giải trí
Kinh doanh thông tin, tin tức, giải trí là việc đưa những nội dung này đến với công chúng và đã đảm bảo không vi phạm quyền tác giả, sở hữu trí tuệ. Đây là loại hình kinh doanh của những công ty giải trí, các đầu báo, nhà làm phim,…
Bất động sản
Khái niệm về kinh doanh bất động sản được thể hiện rõ trong điều luật riêng về lĩnh vực này. Cụ thể kinh doanh bất động sản là việc doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào đó đầu tư một số vốn để thực hiện xây dựng, mua bán, cho thuê, chuyển nhượng, môi giới các sản phẩm bất động sản.
Lĩnh vực này cũng bao gồm cả bên môi giới, sàn giao dịch hay các dịch vụ tư vấn bất động sản.
Sản xuất công nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh này liên quan đến hoạt động sản xuất ở quy mô lớn các loại hàng hóa, nguyên vật liệu chế biến, hoặc chế tạo công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật trên dây chuyền sản xuất và sử dụng các công cụ, phần mềm, máy móc,… Sau đó bán lại những sản phẩm đã sản xuất để thu về lợi nhuận.
Nông lâm ngư nghiệp
Khái niệm về kinh doanh nông lâm ngư nghiệp là hoạt động nuôi trồng, phân phối, mua bán các sản phẩm của ngành nông lâm ngư nghiệp nhằm thu về lợi nhuận. Nhóm ngành này nằm trong vòng liên kết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển, cung cấp lượng thực, thực phẩm và cây trồng cho người tiêu dùng.
Vận tải
Ngành vận tải thu lợi nhuận từ việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa giữa các nơi. Vận tải chia làm đường bộ, đường thủy, hàng không,… Lợi nhuận ngành này đến từ chi phí vận chuyển.
Bán lẻ và phân phối
Trong khái niệm về kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ và phân phối là bên trung gian, nhận hàng hóa từ nơi phân phối hoặc doanh nghiệp sản xuất và đưa chúng đến tay người dùng. Nhà bán lẻ thu lợi nhuận từ chênh lệch giá cả nhập sản phẩm và giá thành sản phẩm bán ra.
Dịch vụ
Dịch vụ là ngành kinh doanh có sản phẩm hàng hóa vô hình, thu lợi dựa vào cung cấp sức lao động hoặc các giải pháp cho vấn đề của người tiêu dùng, cải thiện cuộc sống của họ. Điểm đặc biệt của ngành dịch vụ là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như khâu chăm sóc khách hàng để đảm bảo lợi nhuận.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu khái niệm về kinh doanh và những lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Theo dõi TMS để tiếp tục tìm hiểu về kinh doanh nhé!
Xem thêm:
6 bí quyết kinh doanh nhỏ cho người muốn cải thiện thu nhập