Tìm hiểu 2 cách vẽ chân dung khách hàng

Vẽ chân dung khách hàng là phương pháp trực quan giúp nhà tiếp thị hình khách hàng mà mình hướng đến cùng những điểm đặc trưng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy quy trình vẽ chân dung khách hàng khắp nơi trên Internet. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc điểm cần có trong chân dung khách hàng mục tiêu của bạn.

2 cách phác họa chân dung khách hàng

Quy trình vẽ chân dung khách hàng có thể có nhiều bước, tùy vào cách thực hiện nghiên cứu và điều chỉnh thông tin của mỗi doanh nghiêp. Tuy nhiên có 2 cách phát họa chân dung khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp lớn nhỏ đang áp dụng:

  • Vẽ chân dung khách hàng dựa trên dữ liệu khách hàng đã từ tiếp xúc và kết quả nghiên cứ thị trường: Cách này phù hợp với các công ty lớn, bởi họ có bộ phận chuyên thu thập dữ liệu số hóa và phân tích chúng, cũng như có nhân sự chuyên phân tích thị trường.
  • Vẽ chân dung khách hàng dựa trên kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng, hiểu biết xã hội và khảo sát thị trường: Doanh nghiệp nhỏ thường phác họa khách hàng dựa trên những hiểu biết của họ về khách hàng, kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng và kết quả của việc thực hiện các cuộc khảo sát quy mô vừa và nhỏ. Lí do là bởi họ không có nhân sự chuyên phân tích số liệu hay kinh phí cho khảo sát diện rộng.
Vẽ chân dung khách hàng như thế nào, cần có thông tin gì?
Vẽ chân dung khách hàng như thế nào, cần có thông tin gì?

Nhiều người thắc mắc mỗi doanh nghiệp cần bao nhiêu chân dung khách hàng. Tuy nhiên câu hỏi này không có giải đáp cụ thể. Việc vẽ chân dung khách hàng phụ thuộc vào đối tượng người mua của sản phẩm, thị trường và phân khúc sản phẩm.

Với mỗi sản phẩm, doanh nghiệp có thể tạo chân dung khách hàng riêng, hoặc họ cũng có thể vẽ nên chân dung khách hàng mục tiêu cho một sản phẩm cùng loại như khác phân khúc.

Chân dung khách hàng cần chứa những thông tin gì?

Chân dung khách hàng mục tiêu có tính chất nửa hư cấu. Trong đó nửa sự thật là chân dung khách hàng phác họa dựa trên những khách hàng thực tế đã tiếp xúc với doanh nghiệp, có bằng chứ dữ liệu.

Nửa hư cấu còn lại tạo nên “khách hàng hoàn hảo” hay “khách hàng lí tưởng”. Tuy nhiên khách hàng là người, vẽ chân dung khách hàng không bao giờ đảm bảo cho ra kết quả chính xác 100%. Bởi mỗi người mỗi khác và không ai có thể giống với hình tượng khách hàng mục tiêu một cách tuyệt đối.

Vẽ chân dung khách hàng như thế nào, cần có thông tin gì?
Vẽ chân dung khách hàng như thế nào, cần có thông tin gì?

Chân dung khách hàng cần có những nhóm thông tin như:

  • Thông tin cá nhân: Bao gồm những thông tin cơ bản nhất, ví dụ như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, địa chỉ sinh sống, giới tính, thành phần gia đình,…
  • Chuyên môn: Chức vụ, vị trí trong tổ chức hay công ty mà họ đang công tác, quy mô của công ty, kỹ năng chuyên môn, những công việc chính mà họ đảm nhận, mức độ thành công của họ trong công việc,…
  • Những giá trị mà họ trân trọng phản ánh yếu tố chi phối hành vi và quyết định mua hàng của họ.
  • Mục tiêu và khó khăn: Mục tiêu trong công việc, cuộc sống, mức độ ưu tiên đối với bản thân, những khó khăn họ đang và sẽ đối mặt, cách họ đặt ra câu hỏi để vượt qua khó khăn,….
  • Nơi bạn có thể tìm thấy họ: Những công cụ, nền tảng mạng xã hội mà họ thường dùng, kênh truyền thông mà họ quan tâm, nơi họ tìm kiếm thông tin, những sự kiện, hội thảo họ tham gia hay những địa điểm họ thường ghé thăm,…
  • Những thông tin tiêu cực về họ: Khó tính, thiếu quyết đoán, hay thay đổi, không thân thiện, thiếu thiện chí, không đủ ngân sách,….

Thực tế hồ sơ khách hàng lí tưởng sẽ không chứa hết tất cả các thông tin chi tiết trên, bởi bạn chỉ nghiên cứu và tổng hợp những điểm chung của nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu vẽ chân dung khách hàng để tạo ấn tượng dễ hình dung hơn thì càng nghiên cứu thông tin càng chi tiết càng tốt.

Tùy vào khả năng của mình mà doanh nghiệp có thể chọn cách vẽ chân dung khách hàng để phân bố nguồn lực một cách hợp lí. Trên đây là những nhóm thông tin có thể làm sáng tỏ chân dung khách hàng lí tưởng của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Theo dõi Truyền thông TMS để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Xem thêm:

Insight khách hàng trong Marketing: đặc tính và ưu nhược điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one