Phân tích tương quan giữa AOV – ABS – ASP để tối ưu Traffic CPAS

Quảng cáo Facebook CPAS đang dần trở thành một công cụ cần thiết đối với ngành thương mại điện tử khi nó giúp các nhãn hàng “theo đuổi” người dùng một cách hiệu quả cho đến khi mua hàng thành công. Đồng thời cung cấp dữ liệu thực để doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và tối ưu chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, việc phân chia rõ ràng các nguồn Traffic CPAS ngoại sàn, nội sàn cũng như tính toán tỉ lệ đóng góp của từng kênh là rất khó. Bởi vì tính chất phức tạp của hành trình mua hàng, hiện tượng trùng lặp chồng chéo các kênh marketing diễn ra khá thường xuyên.

Trong bài viết này, hãy cùng TMS phân tích sự tương quan giữa AOV – ABS – ASP để tối ưu Traffic CPAS, từ đó lập kế hoạch quảng cáo rõ ràng hơn nhé.

Các khái niệm cần biết

Trước khi tìm hiểu về sự tương quan giữa AOV – ABS – ASP trong việc lập kế hoạch và tối ưu traffic CPAS, bạn cần nắm rõ những khái niệm dưới đây.

tương quan giữa AOV - ABS - ASP
Tương quan giữa AOV – ABS – ASP để tối ưu Traffic CPAS

AOV là gì?

Average Order Value (AOV) là giá trị trung bình (số tiền trung bình được chi tiêu của mỗi khách hàng) trên mỗi 1 đơn hàng ở một khoảng thời gian xác định.

Chỉ số AOV được tính bằng cách chia tổng doanh thu cho tổng số lượng đơn hàng. Khi AOV tăng, đồng nghĩa với việc khách hàng đang mua sắm nhiều hơn hoặc mua các sản phẩm có giá trị lớn hơn. Do đó việc nâng cao chỉ số này là một điều mà doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải chú trọng để tăng trưởng doanh thu.

ABS là gì?

Average Basket Size (ABS) là số lượng trung bình sản phẩm đã bán trên mỗi 1 đơn hàng của gian hàng ở một khoảng thời gian xác định.

Nghĩa là tính ABS bằng cách lấy tổng số sản phẩm đã bán chia cho số lượng đơn hàng.

Như vậy nếu ABS = 2, có nghĩa là mỗi đơn hàng mà gian hàng bán ra sẽ bao gồm 2 sản phẩm.

Và nếu ABS = 1 đồng nghĩa với việc mỗi đơn hàng bạn chỉ bán được 1 sản phẩm. Tức là bạn không bán thêm được bất kỳ sản phẩm nào để tăng giá trị đơn hàng trung bình. Lúc này, người bán cần xem xét là các chương trình khuyến mãi như mua combo hay tặng quà đã thực sự hiệu quả hay chưa.

ASP là gì?

Average Selling Price (ASP) thể hiện giá trị trung bình của mỗi 1 sản phẩm bán được (Unit Sold) của gian hàng trong một khoảng thời gian xác định.

Hiểu đơn giản là lấy tổng doanh thu kiếm được từ sản phẩm chia cho tổng số sản phẩm đã bán.

tương quan giữa AOV - ABS - ASP
Tương quan giữa AOV – ABS – ASP để tối ưu Traffic CPAS

CPAS là gì?

CPAS (Collaborative Platform Advertising Solution) là mô hình quảng cáo cộng tác, nơi mà các nhà bán lẻ và thương hiệu lớn bắt tay nhau để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng và tạo thêm doanh số.

Đây là một giải pháp marketing do Facebook hợp tác với các trang thương mại điện tử (TMĐT) từ tháng 2/2019. Công cụ này cho phép các thương hiệu thúc đẩy người dùng mua sản phẩm có mặt trên sàn TMĐT (như lazada, shopee, tiki hoặc Sendo) thông qua quảng cáo động (Dynamics Ads) của Facebook.

Hình thức này giúp tạo ra một lượng traffic lớn cả trong và ngoài sàn, cũng như khai thác tối đa các dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng chính là tạo ra lợi nhuận, chuyển đổi đơn hàng thành công và đo lường được kết quả cụ thể. Lựa chọn CPAS giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho chiến dịch marketing trong tương lai và dự đoán chi phí phải bỏ ra.

Sự tương quan giữa AOV – ABS – ASP

Một số chỉ số cơ bản

Khi bán hàng online, bạn cũng cần quan tâm đến các chỉ số sau đây:

– Lượt truy cập (traffic) là tổng số lượng khách truy cập vào sản phẩm trong khoảng thời gian bạn chọn. Và số này được tính là duy nhất, một người vào nhiều lần thì cũng được tính là một lượt.

– Đơn hàng (order) là số lượng đơn được đặt trong khoảng thời gian được chọn.

– Doanh thu (GMV – gross merchant value) là tổng giá trị đơn đã được đặt trong khoảng thời gian đã được chọn.

– Tỷ lệ chuyển đổi CR (conversion rate) từ lượt truy cập thành đơn hàng thực tế. Ví dụ CR là 5% thì 100 người vào xem sẽ có 5 người mua.

Tương quan giữa AOV – ABS – ASP và công thức tính Traffic CPAS

  • Sự tương quan giữa Average Basket Size (ABS) và Units Sold (tổng số sản phẩm đã bán) và Order

Units Sold = Average Basket Size (ABS) x Orders

Mà Average Selling Price (ASP) lại liên quan trực tiếp đến Units Sold:

ASP x ABS x Orders = AOV x Orders

ASP x ABS = AOV

Vậy AOV và ASP sẽ liên quan với nhau thông qua Average Basket Size (ABS).

  • Công thức tính Traffic CPAS

Đối với việc lập kế hoạch CPAS Traffic, các hoạt động tính toán thường dựa trên Units Sold (số sản phẩm bán ra.

PDP PV (Product Detail Page Pageview) = Units Sold / CR

Để tính được Traffic của công cụ CPAS, ta sẽ có công thức:

PDP Pageview = (GMV / ASP) / CR (trong đó CR sẽ bị giảm một cơ số % nhất định) 

AOV x ORDERS = ASP x UNITS SOLD

UNITS SOLD = ABS x ORDERS

tương quan giữa AOV - ABS - ASP
Tương quan giữa AOV – ABS – ASP để tối ưu Traffic CPAS

Từ các công thức trên, bạn có thể tính toán lượt Traffic từ kênh CPAS về cả mặt Traffic và GMV.

Lời kết

Đối với khía cạnh Marketing lĩnh vực sàn, bạn luôn phải hiểu rõ kênh đó mang về bao nhiêu tiền, tỉ lệ ROI (Return on Investment –tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) là bao nhiêu. Do đó, bạn cần trả lời 2 câu hỏi:

– Về mặt tổng quát: Kênh đó đóng góp bao nhiêu cho tổng GMV với tỷ lệ ROI là bao nhiêu?

– Về mặt chi tiết: Kênh đó đóng góp bao nhiêu cho tổng Traffic (Visitors và Pageview) với ngân sách là bao nhiêu?

Đối với kênh Affiliate, bạn sẽ tính toán thiên về GMV hoặc đơn hàng vì rất khó để tính về Traffic. Nhưng với kênh CPAS, nhờ có các công thức ở trên, bạn có thể tính toán một cách tương đối cả Traffic và GMV. Việc hiểu rõ mối tương quan giữa AOV – ABS – ASP sẽ giúp bạn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch quảng cáo Facebook CPAS và đầu tư ngân sách hiệu quả hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one