Bạn đang sở hữu một thương hiệu kinh doanh? Bạn muốn tăng thật nhiều giá trị cho thương hiệu của mình và giúp nó được khắc sâu vào tâm trí của khách hàng tại thị trường mục tiêu? Nếu vậy thì quản lý thương hiệu là một chiến lược cực kỳ đúng đắn dành cho bạn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chiến lược này nhé!
Quản lý thương hiệu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, quản lý thương hiệu là chiến lược sử dụng các thủ thuật marketing để kết tạo sợi dây liên kết về cảm xúc giữa khách hàng với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nhờ vậy, giá trị của sản phẩm/dịch vụ sẽ được nâng cao một cách đáng kể, từ đó xây dựng nên một lượng khách hàng trung thành, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và giúp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
Đây cũng là cách để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ và khẳng định một vị thế vững chắc trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt.
Những việc cần làm khi triển khai quản lý thương hiệu
Quản lý hình ảnh thương hiệu
Trước hết, bạn cần tạo dựng và duy trì một hình ảnh đẹp về thương hiệu và quảng bá nó trên khắp các kênh truyền thông khác nhau để tạo nhận thức về thương hiệu cho khách hàng tiềm năng.
Cũng vì hình ảnh thương hiệu được quảng bá trên nhiều kênh truyền thông khác nhau nên nó phải được xây dựng trên một Brand Guideline cụ thể để bạn dễ dàng quản lý và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
Xây dựng danh mục đầu tư
Việc cần làm tiếp theo khi triển khai chiến lược quản lý thương hiệu là gì? Đó là xây dựng danh mục đầu tư để quản lý mọi kế hoạch đầu tư đối với sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu con của doanh nghiệp bạn. Nhờ vậy bạn sẽ tránh việc đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm, gây tổn hại cho tài chính của doanh nghiệp.
Những điều bạn cần xác định cho danh mục đầu tư của mình là:
- Chi phí đầu tư cho hoạt động của thương hiệu.
- Chỉ số ROI cần đạt.
- Mức đầu tư hợp lý nhất dựa trên ngân sách đã đề ra.
Theo dõi tiến trình và đo lường hiệu quả
Sau một quá trình hoạt động tại thị trường mục tiêu, doanh nghiệp bạn cần tiến hành đo lường những giá trị mà thương hiệu của mình đem lại cho thị trường ấy. Cụ thể dựa trên những yếu tố như:
Mức độ nhận biết thương hiệu.
- Tầm ảnh hưởng của thương hiệu lên khách hàng (số người tiếp cận, lượt phản hồi, phần trăm tương tác,…).
- Các mục tiêu kinh doanh cần đạt được (doanh số thu về, tốc độ phát triển của thương hiệu,…)
Quản lý tài sản thương hiệu
Khi triển khai chiến lược quản lý thương hiệu, việc quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp cần phải làm đó là quản lý tài sản thương hiệu của mình để đảm bảo mọi nguồn đầu tư đều phát huy đúng giá trị và tránh bị lãng phí. Quy trình cụ thể như sau:
- Tạo lập tài sản thương hiệu -> Tạo lập hệ thống lưu trữ tài sản thương hiệu -> Kiểm tra tài sản định kỳ để kịp thời khắc phục vấn đề phát sinh -> Giữ gìn tài sản thương hiệu.
Những nguyên tắc cần phải nhớ khi quản lý thương hiệu
Xác định giá trị của thương hiệu
Trước khi quảng bá và tiếp thị thương hiệu ra thị trường mục tiêu thì nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là phải xác định giá trị của thương hiệu bằng cách đặt ra các mục tiêu, định hướng, tầm nhìn, sứ mệnh và các nguyên tắc cơ bản của nó.
Đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu
Trong tất cả giai đoạn khẳng định sự ảnh hưởng của mình tại thị trường và tại mọi phân khúc khách hàng, doanh nghiệp bạn cần phải đảm bảo sự nhất quán trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy doanh nghiệp mới định hình một vị trí trong tâm trí khách hàng và phát triển bền vững hơn.
Tạo dựng và duy trì liên kết cảm xúc với khách hàng
Trên thị trường có đến hàng chục, hàng trăm đối thủ cạnh tranh sẵn sàng đánh bay doanh nghiệp của bạn. Do đó trong quá trình triển khai quản lý thương hiệu, bạn cần chú trọng vào việc tạo được mối liên kết cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng thông qua việc thỏa mãn mọi yêu cầu và giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề của khách.
Từ đó khách sẽ tin tưởng thương hiệu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng một cách hiệu quả.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giới thiệu đến các bạn cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược quản lý thương hiệu. Hy vọng các bạn đã thu thập thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!