Trên thị trường kinh doanh đầy rẫy những đối thủ sừng sỏ, một thương hiệu muốn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững và khắc sâu vào tâm trí khách hàng hình ảnh của mình thì cần phải triển khai chiến lược định vị thương hiệu. Vậy chính xác chiến lược định vị thương hiệu là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Định vị thương hiệu là gì?
Định nghĩa của 2 vị giáo sư hàng đầu lĩnh vực marketing – P. Kotler và Marc Filser về chiến lược định vị thương hiệu là gì?
- Theo P. Kotler: “Định vị thương hiệu là hoạt động tạo ra những giá trị nhất định cho sản phẩm và thương hiệu thông qua bán hàng để giúp thương hiệu có một vị trí xác định trong tâm trí của khách hàng.”
- Còn theo Marc Filser: “Định vị thương hiệu đơn giản là đem lại cho sản phẩm/dịch vụ của mình một hình ảnh riêng để khách hàng dễ dàng tiếp nhận. Từ đó, khách hàng sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu mỗi khi có nhu cầu hoặc đối diện những thứ liên quan đến lĩnh vực của thương hiệu”.
Nói tóm lại, chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp thương hiệu tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững giữa thị trường có quá nhiều thông tin và mặt hàng. Từ đó xây dựng được một vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh thu.
Vai trò của định vị thương hiệu
Thương hiệu chính là bộ mặt, là thước đo cho sự thịnh suy của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Do đó việc triển khai chiến lược định vị thương hiệu chính là một việc làm cần thiết để tạo ra những giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Vậy vai trò thực sự của định vị thương hiệu là gì?
Tạo nên những giá trị khác biệt
Nếu bạn là khách hàng, chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối vì có quá nhiều thương hiệu cung cấp những sản phẩm tương tự nhau rồi đúng không nào? Chính vì vậy việc triển khai chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp xác định những đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời tập trung cải tiến quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm mang giá trị khác biệt với phần còn lại của thị trường. Từ đó sẽ kích thích nhu cầu tìm hiểu và mua sắm của khách hàng.
Nghiên cứu và phân tích khách hàng
Bên cạnh đó, định vị thương hiệu sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp nghiên cứu sâu hơn nhóm khách hàng mục tiêu của mình để xác định nhu cầu và hành vi mua sắm của họ. Việc làm này sẽ góp phần xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng, từ đó đem lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng trung thành nhất định.
Giữ vững giá trị thương hiệu
Một vai trò khác không thể bỏ qua của chiến lược định vị thương hiệu là gì? Đó chính là giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nhờ đó doanh nghiệp không phải đi cạnh tranh về giá với các đối thủ mà vẫn có thể khiến khách hàng tìm mua sản phẩm của mình một cách vô điều kiện.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Đặc biệt khi triển khai thành công chiến lược định vị thương hiệu, mọi thông điệp truyền thông của doanh nghiệp sẽ được truyền tải đến đúng đối tượng khách hàng. Góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu và đem lại hiệu quả doanh thu chẳng kém gì khi đầu tư tiền của lập chiến lược thương hiệu.
Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Cần nhớ rằng, định vị cho thương hiệu một vị trí vững chắc trong lòng khách hàng là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự am hiểu về thị trường của người đứng đầu doanh nghiệp.
Do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là gì để rút ngắn quá trình này.
Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Bước đi đầu tiên góp phần vào sự thành công của chiến lược định vị thương hiệu đó là nhận diện và khoanh vùng được tập khách hàng mục tiêu của mình.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần biết được khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ là gì, họ mong muốn nhận được những gì từ sản phẩm,…Từ đó xây dựng nên bức chân dung khách hàng để tránh đi chệch hướng.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước đi quan trọng tiếp theo của quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là gì? Đó là phải xác định được những đối thủ đang ngáng đường mình.
Cụ thể, hãy phân tích để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để biết cơ hội của mình và xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Bước 3: Xác định phương pháp định vị phù hợp
Có đến 9 phương pháp định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần dựa vào danh sách mục tiêu và tình hình thực tiễn của mình để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
- Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp.
- Định vị dựa vào tính năng.
- Định vị theo chất lượng.
- Định vị dựa vào đối thủ.
- Định vị dựa vào giá trị.
- Định vị dựa vào công dụng.
- Định vị dựa vào mối quan hệ.
- Định vị dựa vào mong ước.
- Định vị dựa vào cảm xúc.
Bước 4: Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị
Sơ đồ định vị được xem như là bản báo cáo chi tiết về vị trí của đối thủ và của mình trên thị trường, cũng như so sánh được những điểm giống/khác nhau giữa mình và đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được thị trường ngách và tiềm năng phát triển của thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp các bạn giải đáp chi tiết câu hỏi, “Định nghĩa và vai trò của chiến lược định vị thương hiệu là gì?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!