Trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt, mỗi doanh nghiệp đều tập trung phát triển mô hình kinh doanh của mình để cung cấp thật nhiều giá trị cho khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Và áp dụng mô hình chuỗi giá trị được xem là phương pháp hữu hiệu nhất doanh nghiệp bức phá trên thị trường và phát triển mạnh mẽ hơn.
Thế nào là mô hình chuỗi giá trị?
Định nghĩa
Mô hình chuỗi giá trị (hay value chain) là thuật ngữ nhằm chỉ những toàn bộ quy trình tạo ra giá trị của một sản phẩm. Bao gồm khâu nhập nguyên liệu – thiết kế – sản xuất – tiếp thị – phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
Cứ sau mỗi hoạt động trong chuỗi thì doanh nghiệp sẽ thu được một giá trị nhất định, gồm từng giá trị lại với nhau sẽ tạo ra giá trị tổng cho sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định đến giá bán cũng như những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm.
Ví dụ: Một viên kim cương thô thì rẻ hơn viên kim cương đính trên dây chuyền, vì viên kim cương trên dây chuyền ấy đã trải qua vô số công đoạn chạm khắc tinh xảo rồi mới trở thành một món trang sức lấp lánh và quý phái.
Lợi ích
Áp dụng mô hình chuỗi giá trị mang đến cho doanh nghiệp không ít lợi ích, cụ thể:
- Tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp của doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận hiệu quả.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra giá trị tốt nhất trong quy trình để vừa sử dụng nâng cao sản lượng, vừa tận dụng giá trị ấy để đưa vào các chiến lược quảng bá đến khách hàng.
- Ngoài ra còn giúp khách hàng được nhận những tiện ích tốt nhất từ sản phẩm với mức giá phải chăng hơn.
Các loại hoạt động
Hoạt động chính
- Tiếp nhận, lưu trữ và phân phối mọi nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm.(Inbound Logistics)
- Chế tạo các nguyên liệu được nhập vào thành sản phẩm hoàn thiện. (Operations)
- Phân phối sản phẩm đến tay của người tiêu dùng. (Outbound Logistics)
- Triển khai các chiến lược quảng bá, khuyến mãi, định giá sản phẩm để đảm bảo sản phẩm tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. (Marketing and Sales)
- Xây dựng đội ngũ chịu trách nhiệm duy trì hiệu suất của sản phẩm, chẳng hạn như: Cài đặt, đào tạo, bảo trì, bảo hành,… (Service)
Hoạt động bổ trợ
- Tìm nguồn nguyên liệu thô chất lượng để tạo nên sản phẩm. (Procurement)
- Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để đẩy mạnh độ hiệu quả của tiến trình sản xuất sản phẩm. (Technology development)
- Tuyển dụng, quản lý và giữ chân những nhân viên nòng cốt trong quá trình thiết kế, xây dựng và tiếp thị sản phẩm. (Human resource management)
- Lập kế hoạch chi tiết để quản lý bộ máy tổ chức nhằm đảm bảo mọi công đoạn được thực hiện đúng quy trình và đúng tiến độ. (Firm infrastructure)
Những phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
Lợi thế về chi phí
Sau khi đã xác định được các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ thì doanh nghiệp có thể hoạch định kế hoạch chi tiêu cụ thể có các hạng mục như: tiền lương nhân viên, chi phí mua sắm trang thiết bị, chi phí nhập nguyên liệu,…
Và trong mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp cần xác định mối liên hệ giữa các công đoạn để giảm tải những chi phí không cần thiết, cũng như dồn vốn vào những hoạt động chủ chốt để tạo ra nhiều giá trị hơn cho sản phẩm.
Lợi thế về sự khác biệt
Doanh nghiệp cần xác định được hoạt động mang lại giá trị hữu ích nhất cho khách hàng, từ đó dồn vốn vào hoạt động ấy để phát huy giá trị của nó.
Đặc biệt doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ khách hàng, cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm mang đến cho khách trải nghiệm tốt nhất. Từ đó khách mới yên tâm trao trọn niềm tin cho doanh nghiệp. Đây chính là cách mà doanh nghiệp áp dụng mô hình chuỗi giá trị để tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
Những cách ứng dụng mô hình chuỗi giá trị
Ứng dụng trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần cố gắng tạo nên sự khác biệt với đối thủ (chức năng, tiện ích,…), đồng thời cắt giảm bớt những hoạt động không cần thiết để giảm chi phí sản xuất xuống mức tối đa và vẫn đảm bảo thành phẩm sau cùng có giá trị lớn hơn so với chi phí ban đầu.
Ứng dụng trong marketing
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình marketing và tiếp thị sản phẩm sẽ đến từ những chương trình khuyến khích khách mua hàng như quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức bán hàng, định giá và dịch vụ hậu mãi,…Tất cả nhằm giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khách cũng cảm thấy rõ ràng những giá trị mà sản phẩm cung cấp, qua đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy doanh thu và xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Trên đây là chia sẻ chi tiết của truyền thông TMS về mô hình chuỗi giá trị – phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!