Marketing ở mỗi doanh nghiệp hiện nay đóng vai trò không thể thay đổi trong các bài toán kinh tế hiện đại. Nó là một phần quan trọng mà các doanh nghiệp luôn cố gắng đầu tư nhằm tiếp cận và kết nối với khách hàng. Vậy marketing là gì? Công việc của marketer làm những gì? Hãy cùng Truyền thông TMS tìm hiểu chi tiết về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Marketing là gì?
Marketing thực chất là một hoạt động được sử dụng trong quá trình kinh doanh dùng để tiếp thị, tiếp cận người dùng, định giá, nghiên cứu, định vị và đo lường.
Marketing không chỉ dừng lại ở việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Trên thực tế, nó còn là nghệ thuật sáng tạo và khám phá nhu cầu thị trường.
Yếu tố được xem là cốt lỗi khi làm marketing chính là sự thấu hiểu mong muốn của người dùng. Nhờ đó, có những doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ và khách hàng, khám phá các nhu cầu mong muốn vẫn còn để ngõ.
Song song với đó, khi làm về marketing, khai thác đúng insight sẽ giúp xây dựng sản phẩm và thương hiệu trong lòng khách hàng.
Marketing là làm gì?
Với định nghĩa về ngành marketing ở trên, ta có thể nhìn ra công việc chính của một marketer là: nghiên cứu thị trường, theo dõi sự cạnh tranh giữa các đối thủ, nghiên cứu, đánh giá hành vi người tiêu dùng.
Song song với đó, marketer sẽ là người đưa ra các chiến lược marketing ngắn và dài hạn như khuyến mãi, quảng cáo,… Ngoài ra, cần xây dựng và quản lý lead khách hàng tiềm năng.
Không chỉ vậy, một marketer cần thường xuyên kiểm tra hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Các lỗ hổng khi xây dựng chiến lược marketing luôn có thể xảy ra nên khi kiểm tra thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục các vấn đề đang tồn đọng.
Điều khó nhất khi làm marketing chính là tìm ra được insight khách hàng. Khai thác insight tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược tiếp cận và thu hút khách hàng dễ dàng.
Một ví dụ đơn giản nhất về cách khai thác insight khi sử dụng nó làm thông điệp truyền tải về sản phẩm. Như chuỗi cửa hàng gà rán KFC, ta hay nghe slogan là “It’s Finger lickin’ good” – Vị ngon trên từng ngón tay. Nó gợi lên hình ảnh khách hàng tận hưởng thưởng thức miếng gà rán tươi ngon. Ngay cả khi đã ăn xong, dư vị của nó vẫn còn trên từng đầu ngón tay bạn có thể “liếm” thay vì lấy khăn lau đi.
Chỉ từ sự phân tích insight khách hàng một cách chính xác sẽ trở thành tiền đề mang lại nền móng vững cho thương hiệu. Hơn nữa, tìm ra được insight là một chuyện, sử dụng và tạo thành công như mong đợi lại là vấn đề khác.
Marketing đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp
Khi đã hiểu marketing là gì, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp.
Sợi dây kết nối doanh nghiệp và khách hàng
Thực hiện nghiên cứu thì trường là một trong những bước đầu giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường, tâm lý khách hàng. Từ các nghiên cứu thực tế, marketer dễ dàng tìm ra được các hướng phát triển và quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Xây dựng thương hiệu hiệu quả
Khi hoạt động trong lĩnh vực marketing, xây dựng hình ảnh thương hiệu rất cần thiết. Nhìn vào các thương hiệu được xây dựng và tạo dựng được nền móng vững chắc như Apple, Cocacola,…
Ta có thể nhìn thấy một điểm chung khi các chiến dịch quảng cáo đều tập trung truyền tải thông điệp nhằm nâng cao vị trí thương hiệu doanh nghiệp. Để làm được điều đó, thấu hiểu các thuật ngữ và tìm hiểu cặn kẽ marketing là gì là bước đi cần thiết.
Mang lại doanh thu
Một điều không thể phủ nhận chính là marketing có khả năng tiếp cận khách hàng trên đa nền tảng. Nó góp phần không nhỏ giúp tăng doanh thu. Nên khi hiểu rõ marketing là gì, nhân viên ở bộ phận này mới có thể tạo ra các chiến lược chính xác tiếp cận đến khách hàng tiềm năng nhanh chóng.
Tạo dựng và duy trì sự liên kết của doanh nghiệp với người dùng
Khi doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng, cần phải có các chiến lược marketing cụ thể để đến gần với khách hàng. Khi người dùng biết đến một sản phẩm, dịch vụ mới, xu hướng thường muốn tìm hiểu thật sâu và thật kỹ về nó.
Tạo dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng không thể xây dựng trong ngày một, ngày hai. Nên marketing hình ảnh doanh nghiệp, duy trì tần suất xuất hiện sẽ giúp giữ mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được lâu dài hơn.
Nhân viên marketing sẽ phụ trách những gì?
Thường chúng ta hay gọi các nhân viên marketing là marketer. Đặc thù của ngành marketing đòi hỏi nhân viên ở vị trí này cần phải là một người có khả năng quan sát và nhạy bén với số liệu cũng như khả năng nghiên cứu.
Hơn hết, mỗi nhân viên marketing ở mỗi công ty thường sẽ chịu trách nhiệm chính gồm quản lý trang website và các kênh thông tin về doanh nghiệp, quản lý hình ảnh, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và lên kế hoạch marketing,…
Có thể bạn chưa hoặc đã biết là trong marketing còn bao gồm 13 hình thức khác như marketing hướng ngoại, marketing hướng nội, marketing truyền thống, tiếp thị số, SEM, content marketing, truyền thông mạng xã hội, video marketing, email marketing, marketing liên kết, influencer marketing, marketing truyền miệng, marketing sự kiện.
Ở mỗi mảng, đòi hỏi marketer phải có kinh nghiệm và khả năng nhạy bén để có thể kiểm soát tốt các chiến lược. Và một điều không thể thiếu chính là khả năng xử lý tình huống khi chiến dịch gặp trục trặc.
Để có được những điều ấy, nhân viên marketing có thể thu thập kinh nghiệm và kiến thức như thế nào?
Trợ lý marketing
Thường đây là công việc được nhiều sinh viên hoặc người mới đi làm muốn bổ sung thêm kinh nghiệm. Tùy thuộc vào quy mô công ty, khối lượng công việc được đảm nhận sẽ khác nhau nhưng điều chắc chắn marketer sẽ được cọ sát với thực tế.
Hơn nữa, việc tham gia hỗ trợ hầu hết các công đoạn chiến lược sẽ giúp một trợ lý marketing có góc nhìn rõ ràng nhất về cách thức vận hành của bộ phận marketing.
Chuyên viên SEO
Nhiệm vụ của một chuyên viên SEO chính là tối ưu website để giúp trang web hiển thị top đầu trong công cụ tìm kiếm. Khi trở thành một chuyên viên SEO sẽ giúp một marketer hệ thống được kiến thức cũng như công nghệ.
Content Marketing
Có thể nói, content marketing đang là xu hướng chung khi nói về marketing. Bất kỳ chiến lược marketing nào cũng không thể thiếu content. Chính vì vậy, trong thời gian đầu bạn chưa tìm được định hướng chính xác lộ trình phát triển trong ngành marketing thì nó sẽ giúp một marketer rèn luyện khả năng sáng tạo, khả năng phân tích và chú trọng tiểu tiết.
Hơn nữa, trong một bộ phận marketing sẽ có các marketer chuyên về từng mảng. Chính vì vậy, điều một marketer cần có và tiên quyết nhất chính là khả năng nhạy bén và tư duy logic được rèn luyện mỗi ngày.
Hi vọng từ thông tin chia sẻ về marketing là gì, những bạn đang muốn tiếp cận và bước trên con đường trở thành marketer sẽ có cái nhìn tổng thể về ngành marketing.