Thời đại 4.0 đem đến cho chúng ta vô vàn những công cụ và cơ hội tiếp thị trên những nền tảng, thiết bị hoạt động dựa vào Internet. Đây cũng chính là lúc doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng Marketing điện tử đang ngày một lan rộng.
Đặc điểm của Marketing điện tử
Marketing điện tử (hay còn gọi là E-Marketing) được hiểu nôm na là triển khai các hoạt động tiếp thị dựa trên việc sử dụng sự đa dụng và khả năng kết nối Internet của các thiết bị điện tử. Chính vì vậy mà Marketing điện tử thường đi chung với những cụm từ như Marketing Online, tiếp thị số,…
Nhìn chung, tiếp thị điện tử hiệu quả và trở nên phổ biến hơn nhờ vào sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại với những nguyên lý Marketing truyền thống. Một số đặc điểm chính của E-Marketing gồm:
- Số hóa: hiển thị hình ảnh và thông tin sản phẩm ở dạng thức số hóa, có thể hiển thị thông tin này ở mọi thiết bị kỹ thuật số.
- Tác động qua lại giữa khách hàng và nhà tiếp thị, giúp khách hàng dễ dàng bày tỏ nhu cầu và thái độ của mình hoặc thực hiện các thao tác đáp lại hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp như click chuột vào liên kết, điền form khảo sát, mua hàng,….
- Sử dụng lượng dữ liệu cực lì lớn để tiến hành phân tích thị trường, khách hàng, sử dụng tài nguyên Internet để triển khai các hoạt động tiếp thị trực tuyến, tối ưu chi phí.
- Cho phép nhà tiếp thị truy cập và khai thác nguồn thông tin công cộng có sẵn trên Internet.
- …
Vì sao Marketing điện tử trở thành xu thế tiếp thị thời đại mới?
Trong thời đại công nghệ phát triển, Marketing điện tử được nhiều nhà tiếp thị và doanh nghiệp coi trọng, chi phối các chiến lược và chiến dịch tiếp thị quan trọng của họ. E-Marketing ngày càng phổ biến bởi nó thật sự hiệu quả và giúp doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên.
- Vì được thực hiện trực ác hoạt động và chiến dịch được triển khai một cách nhanh chóng, tốc độ luân chuyển thông tin và giao dịch giữa khách hàng với nhà tiếp thị/ doanh nghiệp cũng cao hơn. Ví dụ: quảng cáo qua email, mua bán các sản phẩm số hóa như nhạc số, game, phần mềm, ứng dụng,…
- Hoạt động Marketing điện tử được diễn ra liên tục, giúp nhà tiếp thị tự động hóa các thao tác, giao dịch,… mà không giới hạn về không gian, thời gian.
- Tiếp thị điện tử có phạm vi hoạt động toàn cầu, không bị cản trở với khoảng cách địa lý, thị trường, tăng cao khả năng tiếp cận thông tin tiếp thị đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp ở địa phương, quốc gia này có thể tìm hiểu, khảo sát về thị trường ở những nơi khác một cách dễ dàng mà không bị ràng buộc bởi vi trí địa lý. Tương tự với việc mua sắm của người tiêu dùng.
- Đem đến cho khách hàng cách tiếp cận sản phẩm mới, đem đến nhiều sản phẩm hơn, nhất là những sản phẩm dịch vụ trực tuyến. Đặc biệt, doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp có thể điều chỉnh để cá nhân hóa thông điệp tiếp thị cũng như sản phẩm, khiến khách hàng cảm thấy dễ tiếp cận.
- Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, xây dựng vòng khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành nhờ tăng khả năng tương tác, giao tiếp với khách hàng, chia sẻ thông tin và kịp thời tư vấn khách hàng qua website, diễn đàn,…
- Các hoạt động mua bán, giao dịch được tự động hóa thông qua các phần mềm thương mại. Qua đó doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn nhờ đem lại nhiều hình thức thanh toán tiện lợi, phù hợp khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau.
4.0 là thời đại mà Marketing điện tử dần lên ngôi nhờ sự phát triển công nghệ kỹ thuật đối và sự ảnh hưởng của Internet đối với thói quen của khách hàng. Chắc chắn đây là xu hướng tiếp thị mà mọi doanh nghiệp đều nên nắm bắt để không bị tụt lùi trong thời đại số hóa.