Lập chiến lược xúc tiến trong Marketing với 5 công cụ sau

Xúc tiến là hoạt động tăng giá trị sản phẩm, thương hiệu nhằm thúc đẩy việc tiếp thị và bán hàng đạt hiệu quả tối đa. Các chiến lược xúc tiến trong Marketing thường sử dụng 5 công cụ là Quảng cáo, Khuyến mại, Giao tế, Chào hàng cá nhân, và Tiếp thị trực tiếp.

Chiến lược xúc tiến trong Marketing

Chiến lược xúc tiến bán hàngchiến lược xúc tiến trong Marketing thường bị nhầm tưởng là hai phạm trù không liên quan với nhau. Thực tế, xúc tiến là một phần của chiến lược Marketing Mix, có mục đích gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ để kích thích mua hàng hoặc nhắm đến các mục đích tiếp thị nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc các tổ chức phi lợi nhuận cũng có chiến lược xúc tiến riêng, thậm chí triển khai chúng như một cách Marketing tích hợp.

chiến lược xúc tiến
Lập chiến lược xúc tiến trong Marketing

Chiến lược xúc tiến sản phẩm trong Marketing thường kéo dài trong khoảng thời gian nhất định (thường không dài hạn), thúc đẩy hành vi mua hàng nhờ vào việc tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại cho họ trải nghiệm mua hàng tốt hơn. Về cơ bản, mục đích xúc tiến là thúc đẩy bán hàng (hoặc tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng danh tiếng thương hiệu,…), xét về bản chất, chính sách xúc tiến bán hàng cũng giống như một hình thức tiếp thị đem lại lợi nhuận.

5 Công cụ – chính sách xúc tiến bán hàng

Các chiến dịch xúc tiến bán hàng thường sử dụng 5 công cụ sau:

Quảng cáo

Quảng cáo là việc nhà tiếp thị trả tiền cho một phương tiện truyền tin để đưa thông điệp bán hàng/ tiếp thị của mình đến với khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì hầu như tất cả các loại quảng cáo đều tính phí, việc xây dựng chính sách xúc tiến bán hàng sử dụng công cụ quảng cáo cần được kiểm soát và tính toán kỹ lưỡng.

Các hình thức quảng cáo phổ biến thường là những phương tiện dễ tiếp cận khách hàng, chi phí thấp và độ phủ sóng rộng rãi, truyền tải được thông tin ở nhiều dạng, truyền đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Dĩ nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức quảng cáo được khuyên dùng hiện nay là Facebook Ads và Google Ads.

Khuyến mại

Tương tự quảng cáo, khuyến mại là công cụ được sử dụng nhiều nhất trong các chiến lược xúc tiến trong Marketing. Về cơ bản, khuyến mại là những hoạt động mà người bán tạo ra để thúc đẩy khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, bằng cách thuyết phục và đưa ra cho khách hàng những lợi ích nhất định.

chiến lược xúc tiến
Lập chiến lược xúc tiến trong Marketing

Công cụ này hoạt động với 2 nhóm khách hàng:

  • Khuyến mại đối với người tiêu dùng: Nhà tiếp thị thường tặng kèm các sản phẩm, hiện vật hoặc mã giảm giá cho mỗi đơn hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó họ cũng có thể tổ chức các chương trình quay thưởng, tích điểm,… để người mua hàng tham gia.
  • Khuyến mại đối với hệ thống phân phối: Với đối tác là nhà phân phối hoặc hệ thống bán lẻ, người bán có thể tạo ra các điều khoản có lợi cho việc nhập và phân phối hàng hóa, bao gồm các khoản trợ cấp, các chiến lược quà tặng, hoặc tạo ra những cuộc thi với phần thưởng là tiền mặt để vinh danh nhà bán lẻ có thành tích tốt,…

Giao tiếp

Giao tế là một trong những công cụ thúc đẩy quan hệ công chúng được sử dụng trong chiến lược xúc tiến Marketing. Mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến việc xây dựng quan hệ với khách hàng lẫn tập thể công chúng, cộng đồng. Bởi những mối quan hệ này ảnh hưởng đến việc tạo nên thuận lợi cũng như gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng quan hệ công chúng góp phần xúc tiến Marketing sản phẩm, giúp sản phẩm và thương hiệu đến gần với khách hàng thông qua báo chí, họp báo hoặc chính sách tài trợ, event,…

Chào hàng cá nhân

Chào hàng cá nhân được thực hiện với nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đã xác định, các hoạt động chào hàng cá nhân hướng đến giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Để triển khai chiến lược xúc tiến bán hàng với phương thức chào hàng cá nhân, cần nghiên cứu khách hàng và vạch ra trình tự nhất định:

  • Thăm dò, khảo sát tập hợp đối tượng khách hàng để xác định khách hàng tiềm năng
  • Dựa trên nghiên cứu về khách hàng, xác định cách thức tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Giới thiệu, tiếp thị về hàng hóa và sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng
  • Xây dựng hệ thống đo lường và khảo sát thái độ, phản hồi của khách hàng, lường trước những hướng phản hồi của khách hàng để ứng xử một cách phù hợp

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là những hoạt động tiếp thị có sự tương tác giữa bên bán và khách hàng tiềm năng, thường nhắm đến mục tiêu bán hàng. Những hình thức Marketing trực tiếp phổ biến bao gồm gọi điện trực tiếp, chào hàng trực tiếp, gửi thư điện tử và thư truyền thống, quảng cáo phản hồi trực tiếp,…

chiến lược xúc tiến
Lập chiến lược xúc tiến trong Marketing

Các hình thức tiếp thị này dễ dàng đo lường phản hồi và kết quả tiếp thị thông qua số lượng đơn hàng thu được, đồng thời đem lại kết quả bán hàng ngay lập tức, tăng khả năng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm thông qua việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa bên bán và mua.

Trên đây là 5 công cụ thường được dùng trong các chiến lược xúc tiến bán hàng mà Truyền thông TMS đã tổng hợp cho các bạn. Để phối hợp nhuần nhuyễn cũng như cân tính lợi nhuận, chi phí hao tổn từ những công cụ trên, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực Marketing và nghiên cứu thị trường. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng chính sách xúc tiến bán hàng, liên hệ TMS để được tư vấn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one