THÚC ĐẨY DOANH SỐ BẰNG LANDING PAGE BÁN HÀNG ẤN TƯỢNG
Muốn xây dựng chiến lược quảng cáo để thúc đẩy doanh số, không thể thiếu việc tạo lập các landing page bán hàng. Chúng là những trang đích hiệu quả nhất mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho chiến dịch của bạn.
Khi nào bạn cần đến landing page bán hàng?
Landing page là một trang web đơn giản, chỉ gồm 1 địa chỉ URL. Đây là trang đích mà khách hàng được dẫn đến khi click vào các tin quảng cáo, banner, poster sản phẩm hoặc sự kiện,…
So với website chính thức, landing page có không gian rộng hơn để quảng bá về hình ảnh sản phẩm. Landing page bán hàng (hay còn gọi là sales page) chỉ tập trung vào sản phẩm mà khách hàng quan tâm, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và thuyết phục.
Khi sử dụng landing page làm trang đích trong các chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ trực tiếp dẫn khách hàng đến với nguồn thông tin mà họ cần. Khách hàng sẽ không bị chi phối bởi nhiều tính năng, trang con khác như với website.
Bên cạnh đó, các trang đích này thường có các nút call-to-action với thao tác điều hướng đơn giản, thôi thúc người xem mua hàng hay đăng ký dịch vụ một cách hiệu quả.
Các loại landing page bán hàng
Landing page bán hàng cũng chia ra làm 2 loại, mỗi loại page phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
Landing page ngắn (short-form sales page)
Sales page ngắn thường được dùng cho sản phẩm hàng hóa cụ thể, hữu hình và có giá trị không quá lớn ở các ngành hàng quen thuộc như gia dụng, hóa mỹ phẩm,… Page ngắn tập trung vào điểm nổi bật hay giá thành ưu đãi của sản phẩm, giúp bạn chốt đơn hàng nhanh hơn.
Nội dung landing page bán hàng ngắn nên gồm thông tin, ưu điểm vượt trội, các hình ảnh, video về sản phẩm, kèm theo chương trình khuyến mãi, ưu đãi (nếu có).
Landing page kiểu dài (long-form sales page)
Đối với những sản phẩm là dịch vụ, bảo hiểm, các sản phẩm có giá trị cao,… nên chọn Sales page dạng dài.
Bạn cần đưa ra thông tin một cách chính xác và đủ thuyết phục, nhắc đến những lợi ích lâu dài mà sản phẩm mang lại. Một landing page đẹp với nội dung chi tiết, bài bản sẽ giúp bạn dễ chốt đơn cho cả những sản phẩm khó sale nhất.
Cấu trúc của một landing page bán hàng
Landing page bán hàng dù là short hay long page đều cần đảm bảo một số nội dung (section) cơ bản phục vụ cho việc cung cấp thông tin, thuyết phục khách hàng và tạo động lực mua hàng.
Phần giới thiệu
Phần giới thiệu giống như tiêu đề của một quảng cáo, cần ngắn gọn, ấn tượng, thôi thúc khách hàng lướt xuống và tiếp tục đọc.
Điểm nổi bật
Trình bày những đặc điểm của sản phẩm mà bạn cho là quan trọng với khách hàng nhất, nên liệt kê thay vì viết thành các đoạn dài dòng.
Lợi ích khách hàng
Khác với điểm nổi bật của sản phẩm, lợi ích khách hàng đánh mạnh vào việc cho khách hàng thấy được những gì họ sẽ nhận được. Những điều đó phải xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Nội dung chi tiết
Phần này cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ. Nên nhớ dù chi tiết song nội dung vẫn cần được phân đoạn, tập trung vào những thông tin giá trị và lập luận thuyết phục.
Hình ảnh sản phẩm
Liệt kê các sản phẩm kèm hình ảnh đẹp nhất về chúng để giúp khách hàng hình dung rõ được những gì họ sẽ sở hữu.
Tăng sự tín nhiệm
Phản hồi từ những khách hàng từng mua hàng sẽ có tính thuyết phục hơn đối với họ. Khi tạo landing page, có thể thêm vào section này những thông tin về đội ngũ nhân viên tận tâm, những chứng nhận và cam kết của sản phẩm, thương hiệu để tạo dựng lòng tin khách hàng.
Bảng giá
Nội dung chính của section này là giá niêm yết của sản phẩm. Tùy vào sản phẩm và dịch vụ mà người thiết kế landing page lựa chọn hình thức trình bày sao cho hợp lí. Ví dụ bạn tạo landing page bán hàng cho nhà hàng, hãy trưng bày menu những món ăn của nhà hàng mình.
Form thu thập thông tin
Những form thu thập thông tin sẽ giúp bạn biết được đối tượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm, xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng. Đây cũng là bước quan trọng đối với công đoạn Remarketing sau này.
Form nên chứa càng ít trường thông tin càng tốt, bởi đa phần khách hàng không muốn tiết lộ quá nhiều về bản thân. Form chỉ cần chứa những thông tin cơ bản như tên tuổi, giới tính, số điện thoại, email.
Nút kêu gọi hành động (Call to action)
Những thông tin, lập luận thuyết phục, cam kết rõ ràng,… đã được bạn trình bày trong tất cả các phần trên. Với section này, một nút Call-to-action đủ kích thích sẽ đóng vai trò một cú kick, thúc đẩy khách hàng nhấn vào và chuyển đến các bước thanh toán, đăng ký,…
Footer
Footer là phần “chân” của landing page bán hàng, chứa thông tin liên lạc của doanh nghiệp. Link website, fanpage, tài khoản Instagram chính thức của doanh nghiệp nên được đặt ở phần này để tránh gây phân tâm khách hàng và làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.
So với website, thiết kế landing page đơn giản hơn. Tuy nhiên để landing page bán hàng đạt hiệu suất cao, bạn cần tối ưu và chọn lọc kỹ lưỡng khi sản xuất nội dung cho page. Mong rằng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn! Nếu bạn có bất kì sự thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Truyền thông TMS để được hổ trợ sớm nhất.