Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?

Kế hoạch SEO chi tiết bao gồm những công đoạn, công việc cụ thể để đạt được từng mục tiêu nhất định trong quá trình SEO website. Kế hoạch này phải bao gồm những mục chính nào, chi tiết từng mục ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau nhé!

Đánh giá website

Kế hoạch SEO chi tiết phải bao gồm đánh giá website. Đây bao giờ cũng là bước đầu tiên trước khi bạn bắt tay vào SEO. Thông qua việc phân tích các chỉ số, SEOer cần tìm ra lí do vì sao website không lên top, đồng thời tìm ra và sửa chữa những lỗi đang có trên trang web.

Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?
Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?

Quá trình đánh giá website cần thông qua các bước kiểm tra:

  • Tốc độ load của trang web
  • Cấu trúc website có logic, khoa học và thân thiện với bộ máy tìm kiếm chưa
  • Kiểm tra website có robots.txt và tạo sitemap đúng chưa.
  • Kiểm tra các URL đã index và chưa được index, kiểm tra URL đúng format chưa
  • Kiểm tra các thẻ mô tả trong bài viết như Meta Description, các Heading có đúng cấu trúc không, thẻ title,…
  • Kiểm tra mức độ tối ưu của nội dung trang web
  • Kiểm tra số lượng backlink
  • Kiểm tra thứ hạng từ khoác website

Sau bước kiểm tra và đánh giá, bạn đã biết được điểm hạn chế của website. Việc này giúp quá trình lập kế hoạch SEO chi tiết trở nên đơn giản hơn.

Tìm chủ đề và từ khóa

Trước khi đi sâu vào từ khóa, bạn cần tìm kiếm chủ đề và phân loại chúng để đảm bảo kế hoạch SEO chi tiết hết mức có thể. Chủ đề là những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực chính của website mà bạn muốn thể hiện.

Đầu tiên, hãy lập danh sách một số từ/ thuật ngữ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Dùng công cụ nghiên cứu từ khóa để xác định lượt tìm kiếm của chúng và điều chỉnh từ khóa phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Những từ khóa ngắn này có thể được dùng như các mục con của website. Bộ từ khóa và kế hoạch SEO chi tiết sẽ được phát triển dựa trên các từ khóa chủ đề này.

Nghiên cứu, phân loại từ khóa

Để tạo ra bộ từ khóa chất lượng, SEOer cần nghiên cứu từ khóa với các công cụ chuyên dụng. Cách đơn giản để phát triển bộ từ khóa dựa trên từ khóa chính là thêm các tiền/ hậu tố vào từ khóa để tạo ra từ khóa đuôi dài.

Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?
Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?

Bên cạnh đó từ khóa có thể được chọn lọc qua quá trình nghiên cứu tâm lí khách hàng. SEOer sẽ dựa trên hành vi và mục đích tìm kiếm từ khóa của người dùng để soạn ra bộ từ khóa phù hợp.

Muốn có kế hoạch SEO chi tiết, từ khóa phải được phân loại đầy đủ. Cách phân loại từ khóa dễ thấy nhất là phân thành 4 nhóm:

  • Từ khóa chính: Thường ngắn, có số lượt tìm kiếm cao, tuy nhiên độ cạnh tranh cao và tỷ lệ chuyển đổi thường thấp.
  • Từ khóa phụ: Từ khóa về những chủ đề, thông tin liên quan đến từ khóa chính hoặc sản phẩm/ dịch vụ của công ty, thường là từ khóa ngắn hoặc dài.
  • Từ khóa chuyển đổi: Thường là từ khóa dài, thể hiện rõ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
  • Từ khóa theo trend: Những từ khóa có lượt tìm kiếm đột ngột tăng, thường xuất hiện khi có một sự kiện diễn ra ảnh hưởng đến khách hàng.

Phân tích đối thủ

Tìm kiếm và phân tích đối thủ là quá trình tuyệt vời để có được kế hoạch SEO chi tiết cạnh tranh với những đối thủ này. Việc này cũng giúp bạn phát hiện ra những ý tưởng, hạn mục công việc của đối thủ mà bản thân chưa nghĩ tới. Phân tích đối thủ để lập kế hoạch SEO chi tiết là cách “học tập” vô cùng hiệu quả.

Tìm đối thủ

Đối thủ của bạn là những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, hướng đến cùng đối tượng khách hàng mục tiêu và có website đạt thứ hạng cao. Các bước tìm kiếm đối thủ bao gồm:

  • Tìm những từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay các từ khóa mà bạn muốn SEO.
  • Xem xét những vị trí mà bạn muốn chiếm giữ, có thể là vị trí top 1 – 3, hoặc thấp hơn là các vị trí trong trang nhất,…
  • Chọn ra 3-5 đối thủ đang chiếm thứ hạng mà bạn mong muốn
Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?
Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?

Phân tích

Việc phân tích đối thủ để thiết lập kế hoạch SEO chi tiết bao gồm:

  • Xác định đường dẫn đứng top của đối thủ, vị trí từ khóa mà đối thủ SEO
  • Đánh giá website đối thủ thông qua tuổi của domain
  • Phân tích cấu trúc website đối thủ, các link điều hướng,…
  • Truy cập website và thử phân tích trải nghiệm người dùng
  • Về phần SEO Onpage, bạn cần phân tích tần suất đăng bài, đội unique của bài viết, link nội bộ bài viết,…
  • Về phần SEO Offpage, phân tích số lượng backlink, hệ thống backlink, những link còn hoạt động và “đã chết”, chất lượng của link, link mua hay link đi thủ công, traffic website, tình hình hoạt động mạng xã hội,…

Cài đặt công cụ đo lường

Công cụ đo lường là các yếu tố hỗ trợ thực hiện kế hoạch SEO chi tiết, giúp bạn quản lý, đánh giá những công việc trong quá trình SEO. Những công cụ mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Các công cụ của Google như Google Analytics, Google Search Console
  • Các công cụ phân tích backlink: Ahrefs, SEMrush,…
  • Công cụ phân tích SEO Onpage: SEOquake, Open SEO Stats,…
  • Công cụ đánh giá các tiêu chí làm nên bài viết chất lượng
  • Các công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa như: Helu Rankig, Rank Tracker
  • Công cụ theo dõi hành vi người dung trên website: Hotjar, Heap Analytics, CrazyEgg,…
  • Ngoài ra còn có những công cụ theo dõi trending, loại bỏ link xấu, tăng view, bảo vệ bài viết khỏi bị copy, đạo nhái,…

Dự toán ngân sách, phân công nhân sự

SEO website được coi là một trong những phương thức Marketing Online chi phí thấp. Tuy nhiên để cạnh tranh với các đối thủ khác, doanh nghiệp vẫn cần đâu tư chi phí vào các công đoạn ban đầu như tối ưu website, xây dựng backlink và content,…

Việc dự toán chi phí trong kế hoạch SEO chi tiết nên được phân ra bao gồm:

  • Chi phí xây dựng trang web: Domain, hosting,…
  • Chi phí mua các công cụ hỗ trợ và đo lường
  • Chi phí cho nhân sự của bộ phận thiết kế web, SEO và Content
  • Chi phí quảng cáo nhằm thúc đẩy traffic

Bên cạnh đó, để có kế hoạch SEO chi tiết đảm bảo các bộ phận và kết hợp nhuần nhuyễn, đảm bảo tiến độ, nên có sự phân công rõ ràng:

  • Phần nội dung
  • Phần backlink
  • Phần tăng traffic

Sản xuất nội dung

Việc sản xuất nội dung nên bám sát theo check list trong kế hoạch SEO chi tiết. Cụ thể các bài viết sẽ có cấu trúc cho từng dạng bài nhằm hỗ trợ tối đa cho quy trình SEO. Viết bài theo check list đảm bảo bài viết được rõ ràng, có tính thống nhất giữa các bài viết đồng thời dễ rà soát các bài viết sai.

Bên cạnh đó, việc khai thác chủ đề bài viết và chọn giọng văn phù hợp, lồng ghép các kiến thức có giá trị cũng giúp nội dung bài viết được đánh giá cao bởi chính người xem.

Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?
Kế hoạch SEO chi tiết cần bao gồm những gì?

Tối ưu SEO Onpage

Trong các kế hoạch SEO chi tiết, mục tối ưu SEO Onpage trình bày một check list các yếu tố cần đạt được trong bài viết:

  • URL: Có chứa từ khóa, chỉ gồm chữ thường không dấu và chữ số, nối với nhau bằng dấu gạch ngang
  • Tiêu đề: Khoảng 55 – 65 kí tự, có chứa từ khóa và ở càng gần đầu đề càng tốt
  • Các Heading: Các Heading là tiêu đề của các đoạn chính, có thể chứa từ khóa hoặc không, phân cấp theo cấu trúc như sau:
  • Liên kết nội bộ: Gắn liên kết đến các trang trong website, thường là những trang có nội dung liên quan đến bài viết
  • Liên kết ngoài: Liên kết dẫn đến các trang ngoài website
  • In đậm từ khóa
  • Độ dài bài viết từ 700 từ trở lên
  • Thẻ mô tả (Meta Description): Dài 140 – 160 ký tự, có chứa từ khóa và tóm tắt súc tích nội dung bài viết
  • Hình ảnh: Có tên chứa từ khóa và format tương tự URL, có thuộc tính Alt mô tả hình ảnh (chứa từ khóa càng tốt), chú thích ảnh,…
  • Từ khóa, xuất hiện ở 10% đầu và 10% nội dung cuối bài, mật độ từ khóa <5%
  • Bài viết nên có từ 2 hình ảnh trở lên (tùy theo độ dài bài viết), phải có ảnh đại diện

Để hướng dẫn tối ưu Onpage, kế hoạch SEO chi tiết cần có những mục chính như trên. Ngoài ra bộ phận content có thể đưa ra một số gợi ý nhằm tối ưu nội dung bài viết, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi liên quan một phần đến tỷ lệ các loại từ khóa trên website. Bạn nên triển khai website với 80% từ khóa thông tin và 20% từ khóa chuyển đổi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ chuyển đổi có thể được cải thiện thông qua “tiếp thị lại”, sử dụng mã remarketing để hiển thị quảng cáo liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi,… Quảng cáo tính phí cũng là giải pháp đáng cân nhắc nếu bạn muốn thúc đẩy traffic trong một thời gian nhất định.

Xây dựng backlink

Kế hoạch SEO chi tiết không thể không có công đoạn xây dựng backlink. Việc xây dựng liên kết, tăng view và tạo bài viết mới cần được thực hiện song song để tăng mức độ tin tưởng mà Google dành cho website.

Backlink

  • Tìm kiếm những forum liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp, trang rao vặt chất lượng
  • Chọn lọc các bài viết để đặt link trên web vệ tinh
  • Thuê dịch vụ PR hoặc các báo có lượt truy cập cao,..

Tăng view cho website

  • Tăng view thông qua việc cải thiện thứ hạng từ khóa
  • Tăng view bằng cách chia sẻ nội dung lên các trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng và biết đến
  • Cập nhật bài đăng định kì

Kiểm tra, đo lường

Có rất nhiều yếu tố đo lường giúp bạn kiểm tra các công việc có đi theo kế hoạch SEO chi tiết và mang lại hiệu quả hay không. Thông thường SEOer sẽ đo lường bằng cách kiểm tra thứ hạng từ khóa, lượng traffic, backlink, tỷ lệ chuyển đổi,…

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các hạng mục công việc trong kế hoạch SEO chi tiết. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và nguồn lực đầu tư và SEO, hãy cân nhắc việc thuê dịch vụ SEO website trọn gói. Liên hệ TMS để được hỗ trợ ngay nhé!

Xem thêm:

Hướng dẫn lập kế hoạch Seo chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one