Tips tăng lợi nhuận không cần đến chiến lược cạnh tranh về giá

Trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh luôn cố gắng tung ra những sản phẩm có chất lượng tương đương với sản phẩm của bạn, nhưng giá lại rẻ hơn đáng kể để tranh giành thị phần, đây được gọi là chiến lược cạnh tranh về giá. Vậy làm thế nào để giành lại thị phần và khách hàng từ tay đối thủ khi họ sử dụng chiến lược này? Cùng truyền thông TMS đi tìm lời giải đáp nhé!

Thế nào là chiến lược cạnh tranh về giá? 

Chiến lược cạnh tranh về giá (price competition) còn được gọi với cái tên “bình dân” hơn là chiến lược phá giá. Đây là một thủ đoạn được nhiều doanh nghiệp trên thị trường áp dụng nhằm lôi kéo, giành giật khách hàng, chiếm lấy thị phần từ tay những doanh nghiệp khác kinh doanh cùng lĩnh vực với mình.

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá

Cụ thể, doanh nghiệp áp dụng chiến lược này sẽ bán sản phẩm với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ. Và với những khách hàng đặt vấn đề chi phí lên hàng đầu thì rõ ràng họ sẽ nghiêng về bên có mức giá rẻ nhất. 

Dù mang lại hiệu quả doanh thu nhanh chóng nhờ thu hút được một lượng lớn khách hàng tìm mua sản phẩm của mình. Tuy nhiên chiến lược cạnh tranh về giá lại mang đến không ít rủi ro cho doanh nghiệp, dễ thấy nhất là giảm lợi nhuận và dễ vi phạm luật cạnh tranh tại nhiều quốc gia. 

Đối thủ dùng chiến lược cạnh tranh về giá – Làm thế nào để đối phó?

Bạn vừa mới ra mắt một sản phẩm và tự tin rằng chất lượng sản phẩm ấy hoàn toàn có thể khiến khách hàng hài lòng. Tuy nhiên giá thành bạn đưa ra lại cao hơn nhiều đối thủ đang áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá, và bạn lại không muốn bắt chước họ vì như vậy sẽ khiến lợi nhuận bị giảm sút.

Vậy làm thế nào để “lật kèo ngoạn mục” trong tình huống này? 

Tạo sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ 

Đây là cách giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường kinh doanh và tạo một lợi thế cạnh tranh bền vững. Lý do là vì sự khác biệt mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại rất khó để đối thủ có thể làm theo và thậm chí thay thế được bạn.

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá

Ví dụ thực tiễn: Trong làn sóng điện thoại giá rẻ có cấu hình cao được rất nhiều hãng điện thoại tung ra thị trường thì Apple vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Các sản phẩm Iphone của công ty này vẫn có mức giá rất cao và vẫn chiếm được một thị phần rất lớn trên thị trường. Lý do là bởi nhờ mức giá cao và thiết kế đẹp mắt, đẳng cấp và hiệu năng mạnh mẽ, Iphone được xem là một sản phẩm công nghệ thuộc phân khúc cao cấp, góp phần làm nên sự sang trọng của người sở hữu nó.  

Cho khách hàng thấy giá trị của sản phẩm thay vì giá cả

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, hãy luôn ưu tiên dạy cách bán hàng này cho mọi nhân viên của mình. Chiến lược cạnh tranh về giá sẽ chẳng là gì vì bạn cần biết rằng, không phải lúc nào giá cả cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách. 

Hãy cho khách hàng thấy rằng, khoản tiền lớn mà họ phải chi ra cho sản phẩm sẽ giúp họ nhận được những giá trị hoàn toàn tương xứng. Và chỉ có sản phẩm của bạn mới có thể cung cấp những giá trị này, trong khi đó sản phẩm giá rẻ của các đối thủ khách thì không.

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá

Ví dụ sản phẩm của bạn đắt hơn đối thủ tầm 500.000đ, nhưng nếu chịu chi thêm 500.000đ đó thì khách sẽ có chế độ hậu mãi tốt hơn, sản phẩm có chức năng ưu việt hơn,…

Tạo điều kiện mua sắm tiện lợi

Khách hàng của thời đại mới có xu hướng “khó tính” hơn, ngoài chất lượng sản phẩm, họ còn quan tâm về chất lượng dịch vụ và sự tiện lợi họ sẽ nhận được khi mua hàng. Và họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để được hưởng sự tiện lợi này.

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá

Chẳng hạn như thay vì bất chấp mua hàng giá rẻ mà phải đứng chờ một hàng dài trước cửa hàng, khách sẽ được vận chuyển hàng đến nhà rất nhanh chóng nhờ trả thêm tiền để mua hàng ở nơi có giá bán cao hơn. Và không phải doanh nghiệp áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá nào cũng có đủ nguồn lực để bắt chước theo. 

Áp dụng chiến thuật “99” và “combo” 

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá

Đây là 2 dạng chiến thuật đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vì chúng đánh thẳng vào tâm lý “hám rẻ” của khách hàng, cụ thể:

  • Chiến thuật “99”: Bạn có thể định giá sản phẩm của mình kết thúc bằng con số “99” để tạo nên sự nhầm lẫn về giá, khiến khách nghĩ rằng họ đang mua hàng với giá hàng chục. Ví dụ: Thay vì định giá 4.000.000, một chiếc guitar có giá 3.999.000 sẽ dễ bán hơn nhiều.
  • Chiến thuật “combo”: Khách hàng thường nghĩ rằng khi mua hàng theo combo thì mức giá của từng sản phẩm trong combo ấy rẻ hơn so với khi mua lẻ từng món. Đặc biệt có thể áp dụng cho mặt hàng cao cấp như mỹ phẩm, đồ công nghệ hay thức ăn nhanh.

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã gửi đến các bạn những cách để mang về lợi nhuận bền vững mà không phải áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one