Việc thành lập và thiết kế website thương mại điện tử cần đảm bảo đáp ứng nhiều tiêu chí và quy định theo nghị định Chính phủ. Doanh nghiệp muốn xây dựng sàn TMĐT? Đừng bỏ qua quy định về website thương mại điện tử được tổng hợp dưới đây!
Quy định về website thương mại điện tử: Điều kiện thành lập
Theo các Nghị định và Thông tư của Chính phủ, doanh nghiệp muốn thành lập trang web thương mại điện tử cần tuân thủ quy định về website thương mại điện tử, cụ thể đáp ứng 2 điều kiện chính:
- Là thương nhân, cá nhân hoặc tổ chức có mã số thuế.
Điều kiện tiên quyết để bạn sở hữu một web thương mại điện tử là có mã số thuế. Các đối tượng như cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức khác,… cần có mã số thuế để thiết lập quyền sở hữu với website TMĐT của mình.
- Sở hữu website “chính chủ”
Website này phải là trang web chính thức thuộc quyền sở hữu của thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó.
Quy định về các thành phần website
Khi thiết kế website kinh doanh, bạn phải đảm bảo theo quy định về website thương mại điện tử, cụ thể là thành phần và các mục trong web, nhằm đảm bảo khả năng vận hành và công năng của website.
1. Cập nhật thông tin sản phẩm và dịch vụ của công ty
2. Hiển thị rõ chính sách và quy định chung được áp dụng cho các bên (doanh nghiệp và người mua hàng)
3. Trình bày quy định về cách thức thanh toán. Nếu web có chức năng thanh toán trực tuyến, bạn phải đảm bảo thiết lập cơ chế giúp khách hàng kiểm tra, rà soát và xác nhận thông tin thanh toán trước khi tiến hành giao dịch.
4. Quy định về website thương mại điện tử có bao gồm việc làm rõ chính sách vận chuyển, giao nhận hàng hóa, liên quan đến các yêu tố như đơn vị giao hàng, thời gian giao, giới hạn địa lý, khoảng cách giao hàng.
5. Chính sách bảo trì, bảo hành hàng hóa
6. Chính sách đổi trả, hoàn đơn hàng và hoàn tiền
7. Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về website thương mại điện tử liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân của người dùng, khách hàng, bao gồm:
- Đảm bảo thu thập thông tin đúng mục đích
- Thời gian và phạm vi sử dụng thông tin khách hàng đúng như khai báo
- Khai báo những người, tổ chức có thể tiếp cận thông tin này
- Cung cấp thông tin (địa chỉ, cách thức liên lạc) về đơn vị thu thập và quản lý thông tin khách hàng
- Khai báo công cụ và cách thức mà người tiêu dùng có thể dùng để chỉnh sửa dữ liệu, thông tin cá nhân trên hệ thống sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp.
- Quy trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng nếu phát sinh vấn đề liên quan đến việc lưu trữ, sử dụng, bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng.
Theo quy định về website thương mại điện tử, nội dung chính sách liên quan đến thu thập thông tin người dùng cần được khai báo rõ ràng với người dùng trước khi họ tiếp hành cung cấp thông tin.
8. Thông tin về đơn vị sở hữu website phải được hiển thị ở vị trí trang chủ (đầu hoặc cuối trang). Phần thông tin này gồm: Tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngày và nơi cấp.
9. Với quy định về website thương mại điện tử tại Việt Nam, website phải sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt (có thể có nhiều ngôn ngữ, song tiếng Việt là bắt buộc)
10. Website đã thông bái với Bộ Công Thương về việc thành lập. Có thể thông báo qua website của bộ công thương là online.gov.vn thay vì nộp hồ sơ giấy.
Trên đây là cơ bản những quy định về website thương mại điện tử tại Việt Nam. Nếu muốn thành lập web thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng tối thiểu các yêu cầu trên. Theo dõi TMS để cập nhật thêm thông tin về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm:
Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu