Bạn có từng thắc mắc đuôi tên miền “.com”, “.net” hay “.org”,… đại diện cho điều gì? Ý nghĩa tên miền là gì và vì sao lại có nhiều tên miền khác nhau? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Cấu trúc của domain
Tên miền, hay domain, là địa chỉ của website và là yếu tố để phân biệt một website với các trang web khác. Cũng giống như địa chỉ nhà, tên miền của website là duy nhất và không thể trùng lặp. Đây cũng là lí do vì sao domain và website cũng được coi là một yếu tố nhận diện thương hiệu.
Mỗi domain khác nhau có ý nghĩa tên miền khác nhau. Khi bạn truy cập vào website, tên miền được hiển trị ở trên gần thanh công cụ của trình duyệt. Thông thường cấu trúc đầy đủ của domain gồm 4 phần chính:
- Protocol – Giao thức mạng: Gồm các quy tắc về định dạng, truyền và nhận dữ liệu giữa các thiết bị mạng.
- Domain name – Tên máy chủ: Đây là tên mà doanh nghiệp đặt cho website của mình, thường là tên thương hiệu hoặc sản phẩm/ dịch vụ. Ví dụ với website “ttruyenthongtms.com”, domain name là “truyenthongtms.com”.
- Second-level Domain name: Là thành phần thứ hai của tên miền, hay còn được gọi là tên miền mức hai. Tên miền mức hai này chỉ có trong những tên miền có 2 thành phần sau domain name. Ví dụ với website “www.24h.com.vn” thì “com” là tên miền mức hai.
- Top-level Domain name: Là tên miền mức cao nhất, nằm ở phần cuối của tên website. Ví dụ với website “www.24h.com.vn” thì “vn” là tên miền mức cao nhất.
Có một số website trong domain chỉ có tên miền mức cao nhất (như website truyenthongtms.com), cũng có những website domain có tên miền mức 2 và mức cao nhất (như website www.24h.com.vn). Thông thường ý nghĩa tên miền mức 2 được tổ chức quản lý mạng của quốc gia định nghĩa.
Ý nghĩa tên miền phổ biến hiện nay
Tên miền Việt Nam phổ biến nhất là “.vn”, trong khi đó tên miền quốc tế thường thấy là “.com”, “.net”, “.info”,… Tuy nhiên còn rất nhiều loại domain mang ý nghĩa tên miền khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng và nội dung website mà người thiết kế website chọn đuôi tên miền phù hợp.
Bạn thắc mắc ý nghĩa tên miền của những cụm “.com”, “.org”, “.gov”,… Dưới đây là giải thích khái quát:
- Tên miền “.com” đại diện cho cụm từ Commercial, có nghĩa là thương mại. Domain này phù hợp và được dùng cho mọi cá nhân, doanh nghiệp, cũng là tên miền của gần 50% website hiện nay.
- Tên miền “.net” là viết tắt của cụm từ Network, thường được dùng cho những website cung cấp dịch vụ liên quan đến Internet. Tuy nhiên tương tự “.com”, đuôi “.net” được dùng khá rộng rãi.
- Tên miền “.gov” đại diện cho từ Government. Như tên gọi, đuôi domain này chỉ được dùng cho website tổ chức liên quan đến chính phủ và cổng thông tin chính phủ. Sau “.gov” có thể thêm domain mức cao nhất để xác định quốc gia. Ví dụ điển hình là domain “.gov.vn”.
- Ý nghĩa tên miền “.info” khá dễ đoá,n là viết tắt của từ Information và phù hợp cho những website cung cấp thông tin hay website là kho dữ liệu lớn. Các website này lưu trữ thông tin và những tài nguyên mạng nhất định.
- Tên miền “.edu” được dùng cho các trang web giáo dục, là viết tắt của từ Education. Hầu hết các website của trường đại học đều sở hữu đuôi tên miền này.
- Tên miền “.org” viết tắt từ Organization, đại diện cho các trang web của tổ chức, có thể là tổ chức chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận,…
- Tên miền “.io” là một trong những tên miền mới được sử dụng rộng rãi thời gian trở lại đây nhờ sự phát triển và phổ biên sucar blockchain, tiền ảo,… Ý nghĩa tên miền “.io” khá khó đoán. Thực tế chúng xuất phát từ Ấn Độ Dương và đại diện cho từ “In put”, “Out put” (đầu vào và đầu ra).
Trên đây chỉ là ý nghĩa tên miền phổ biến nhất. Tùy vào sự phát triển và phổ biến của một ngành nghề, lĩnh vực mà những tên miền mới có thể được xây dựng, xuất hiện và được dùng rộng rãi hơn. Sử dụng tên miền có ý nghĩa phù hợp với nội dung website sẽ giúp bạn tạo dấu ấn trong mắt người dùng Internet, khiến tên miền trở nên chuyên nghiệp, dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn.
Trên đây là ý nghĩa tên miền được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc domain và ý nghĩa, từ đó đưa ra quyết định phù hợp khi chọn mua tên miền. Theo dõi Truyền thông TMS để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Xem thêm:
Nên mua tên miền ở đâu? 4 lưu ý khi mua tên miền