Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp – 7 bước

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một trong những quy trình cần thiết đối với những doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vậy xây dựng thương hiệu doanh nghiệp gồm những gì và phải bắt đầu từ bước nào? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu nhé!

Bước 1: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bằng cách xác định đối tượng khách hàng bạn hướng đến

Thương hiệu nên nhắm đến đối tượng khách hàng nhất định thay vì cố gắng thu hút mọi khách hàng. Với những doanh nghiệp nhỏ, việc xác định đối tượng khách hàng giúp bạn tập trung nổ lực tiếp thị vào một đối tượng nhất định, tránh lãng phí tài nguyên. Đây chính là bước đầu của quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp - 7 bước
Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp – 7 bước

Ở bước này, bạn cần xác định được chân dung khách hàng, đồng nghĩa với trả lời câu hỏi lớn: “khách hàng của bạn trông như thế nào?”. Doanh nghiệp sẽ cần đưa ra một số tiêu chí để phác họa chân dung khách hàng, bao gồm giới tính, độ tuổi, vị trí địa lí, địa vị, thu nhập, sở thích và thói quen mua sắm, thói quen sử dụng Internet,…

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu lâu dài cần hướng đến thấu hiểu nỗi đau và vấn đề của khách hàng, đồng thời cung cấp cho họ giải pháp thích hợp. Để làm được điều này, đầu tư vào việc nghiên cứu khách hàng và thị trường là điều không thể lơ là.

Bước 2: Phân tích để hiểu đối thủ cạnh tranh

Tương tự bước 1, phân tích đối thủ cũng là cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, giúp bạn hiểu rõ ưu nhược điểm và điểm khiến đối thủ trở nên nổi bật. Nếu bắt chước hoặc nhạt nhòa hơn đối thủ, bạn sẽ bị lãng quên không thương tiếc.

Thương hiệu sẽ là thứ khiến khách hàng nhớ về bạn và lựa chọn bạn thay vì các đối thủ khác, bởi đa phần khách hàng đều mua hàng theo cảm xúc. Vì vậy doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu lâu dài, bền bỉ và cho người tiêu dùng thấy bản sắc riêng của mình so với đối thủ.

Để làm được điều đó, bạn phải phân tích để hiểu đối thủ của mình. Hãy tập trung quan sát và trả lời những câu hỏi bao gồm: chất lượng sản phẩm đối thủ, giá cả, kênh phân phối, truyền thông, màu sắc nhận biết thương hiệu, logo,… Cách này giúp bạn hiểu được vì sao đối thủ khác biệt, cũng giúp doanh nghiệp tìm ra được xây dựng thương hiệu doanh nghiệp gồm những gì, cần triển khai ra sao.

Bước 3: Lựa chọn tên cho thương hiệu

Tên thương hiệu không thể đặt cho vui, thích gì đặt nấy bởi tên gọi cùng logo là điều sẽ khắc họa hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng. Việc không bảo hộ pháp lý tên thương hiệu cũng khiến nhiều doanh nghiệp khốn đốn khi bị đạo nhái. Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, cần đảm bảo một số tiêu chí khi đặt tên thương hiệu:

  • Brand Name được bảo hộ pháp lý
  • Dễ phát âm, dễ viết, phù hợp với nhiều font chữ khác nhau
  • Liên quan đến lĩnh vực hoạt động, ngành hàng của doanh nghiệp
  • Khác biệt, tránh đạo nhái đối thủ
  • Phù hợp với khách hàng mà bạn nhắm đến
Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp - 7 bước
Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp – 7 bước

Bước 4: Mua tên miền cho website doanh nghiệp

Nếu bạn muốn phát triển kinh doanh và tạo lập website, việc mua tên miền cho website cũng là bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ không nhất thiết phải tạo website ngay từ đầu, bởi bạn sẽ cần tích trữ ngân sách. Tuy nhiên nếu đã xác định xây dựng thương hiệu lâu dài để phát triển bền vững, phải nghĩ đến chuyện sở hữu website với tên miền đẹp.

Tên miền của bạn phải phù hợp với tên thương hiệu. Chi phí để duy trì tên miền thường được trả theo năm và không quá đắt đỏ. Vì vậy nếu được, hãy sớm xem xét việc mua tên miền cho website của mình.

Bước 5: Xây dựng bản sắc doanh nghiệp

Việc bị đối thủ đạo nhái sản phẩm, logo, tên hay màu sắc thương hiệu là vấn đề không ít doanh nghiệp gặp phải. Tuy nhiên thứ mà đối thủ không bao giờ có thể đánh cắp hay đạo nhái của bạn đó là tính cách, bản sắc doanh nghiệp.

Xác định và xây dựng cá tính là bước thứ 5 trong quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lâu dài. Để làm được điều này, hãy mường tượng thương hiệu của bạn hóa thành người và trả lời những câu hỏi như: giới tính, độ tuổi, ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ sử dụng,…

Ví dụ: Cùng là thương hiệu kẹo cao su, song DoubleMint theo đuổi hình tượng một thiếu nữ dịu dàng, thanh mát, ngược lại Big Babol là một cậu bé hoạt bát, tinh nghịch.

Bước 6: Kể câu chuyện thương hiệu của bạn

Sử dụng Brand Story là cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả và thịnh hành nhất hiện nay. Cách làm này đem lại hiệu ứng tốt bởi những câu chuyện khởi nghiệp luôn khiến chúng ta tò mò và ấn tượng.

Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp - 7 bước
Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp – 7 bước

Câu chuyện của doanh nghiệp nên kể về quá trình hình thành ý tưởng và phát triển doanh nghiệp, bao gồm giai đoạn đầu đời của doanh nghiệp, những trắc trở mà bạn trải qua cùng với lí tưởng, triết lý kinh doanh của bạn. Điều quan trọng là qua câu chuyện này, doanh nghiệp phải truyền tải được thông điệp ý nghĩa và cho khách hàng thấy được sự tâm huyết, đồng cảm với bạn. Đó là cách xây dựng thương hiệu lâu dài và gây ấn tượng với khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Bước 7: Thiết lập Brand Guidelines

Brand Guidelines được coi là một phần của bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố như:

  • Tổng quan về doanh nghiệp (gồm có lịch sử, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi,…)
  • Thông điệp, slogan thương hiệu
  • Logo và các quy tắc sử dụng logo
  • Màu sắc chủ đạo
  • Font chữ chủ đạo
  • Phong cách ngôn ngữ, hình ảnh

Nói cách khác, Brand Guidelines là bộ quy tắc dùng dùng để kiểm soát sự nhất quán trong việc truyền bá hình ảnh và tiếp thị thương hiệu. Dựa trên nguyên tắc này, diện mạo và hình ảnh thương hiệu hiện lên trong tâm trí khách hàng một cách đồng bộ, ấn tượng, dễ nhớ hơn.

Trên đây là 7 bước cơ bản trong quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết được xây dựng thương hiệu doanh nghiệp gồm những gì, đồng thời có thêm ý tưởng cho quá trình phát triển doanh nghiệp của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one