Hướng dẫn cách xác định đối thủ cạnh tranh trong marketing

Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc xác định đối thủ cạnh tranh không những giúp doanh nghiệp nhận biết vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường đầy khốc liệt, mà còn đưa ra được những chiến lược marketing và kinh doanh phù hợp để ngày càng nâng cao tầm ảnh hưởng của mình. 

Vì sao phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh lại quan trọng? 

Xác định đối thủ cạnh tranh rồi phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đó là quá trình mà doanh nghiệp bạn đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của một hay nhiều doanh nghiệp khác kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, phân khúc thị trường, cung cấp sản phẩm và dịch vụ giống với doanh nghiệp bạn.

xác định đối thủ cạnh tranh
Xác định đối thủ cạnh tranh

Vậy tại sao cần phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

  • Hiểu rõ hơn về đối thủ lẫn doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra những điểm mạnh của đối thủ và thiếu sót của doanh nghiệp mình để rồi có thể đưa ra những giải pháp, điều chỉnh phù hợp cho chiến lược kinh doanh. 
  • Giúp doanh nghiệp bạn nắm bắt các cơ hội kinh doanh của thị trường và cả trong ngành. 
  • Từ việc khám phá được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, doanh nghiệp có thể khám phá được các thị trường ngách dành cho mình, mang lại cơ hội phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.

Làm thế nào để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh? 

Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh 

Đầu tiên, doanh nghiệp cần lập danh sách các đối thủ cạnh tranh với mình, cũng như sản phẩm và dịch vụ tương ứng mà mỗi đối thủ cung cấp. 

Để xác định đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần dựa trên các tiêu chí về sản phẩm. dịch vụ mà đối thủ cung cấp và khách hàng mục tiêu mà đối thủ hướng đến có trùng với mình hay không. 

Các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội như Google, Facebook hay báo chí là phương tiện cực hữu dụng để doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về đối thủ của mình.

Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và nghiên cứu đối thủ dựa trên các tiêu chí sau: 

  • Quy mô hoạt động

Giúp doanh nghiệp biết được tiềm lực nhân sự, tài chính của đối thủ để đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp. 

  • Điểm mạnh 

Bao gồm các lợi thế cạnh tranh của đối thủ như sản phẩm, dịch vụ và tiềm lực nhân sự, tài chính,…từ đây doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng đối đầu trực diện đối thủ. 

  • Điểm yếu

Nếu tận dụng tốt những điểm yếu của đối thủ, doanh nghiệp có thể vươn lên chiếm ưu thế và loại bỏ đối thủ khỏi thị trường mục tiêu. 

  • Các chiến lược mà đối thủ áp dụng

Việc xác định được những chiến lược mà đối thủ đang áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng tốt hơn cho các chiến lược marketing của mình.

Bước 3: Phân loại đối thủ cạnh tranh

Ở bước này, doanh nghiệp có thể tiến hành phân loại đối thủ dựa trên các tiêu chí về cấp độ cạnh tranh như đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp, đối thủ tiềm ẩn hoặc vị trí địa lý và thị phần nắm giữ,….

Việc phân loại này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và áp dụng chiến lược đối phó phù hợp. 

xác định đối thủ cạnh tranh
Xác định đối thủ cạnh tranh

Bước 4: Sử dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đưa ra những đánh giá chính xác sẽ không còn là thách thức khi doanh nghiệp sử dụng các mô hình phân tích đối thủ dưới đây: 

  • Mô hình SWOT: đây là  mô hình phân tích đối thủ được sử dụng rộng rãi nhất, hoạt động dựa trên việc phân tích các yếu tố như điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của đối thủ.
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: mô hình này bao gồm 5 lực lượng khác nhau ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp như mức độ cạnh tranh trong ngành, quyền lực thương lượng của khách hàng, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, đe dọa của sản phẩm thay thế và đe dọa gia nhập mới.
  • Ma trận cạnh tranh CPM: với mô hình này, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định đối thủ cạnh tranh với mình, đồng thời so sánh tương quan thực lực giữa mình và đối thủ để đưa ra đối sách marketing phù hợp. 
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: mô hình này thể hiện các yếu tố cạnh tranh dưới dạng đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng cạnh tranh với đối thu của một doanh nghiệp.

Bước 5: Lập báo cáo tổng hợp thông tin phân tích

Sau khi đã xác định và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh xong xuôi, bước cuối cùng doanh nghiệp cần làm là lập một bản báo cáo để tổng hợp tất cả thông tin đã phân tích. Từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp nhằm củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.

xác định đối thủ cạnh tranh
Xác định đối thủ cạnh tranh

Trên đây là những chia sẻ của truyền thông TMS về cách xác định đối thủ cạnh tranh và phương án đối phó hợp lý dành cho doanh nghiệp. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one