Khi bước vào thương trường đầy khốc liệt, doanh nghiệp sẽ vấp phải không ít áp lực cạnh tranh đến từ nhiều tố khác nhau. Và để giúp doanh nghiệp vững bước vượt qua những áp lực và phát triển một cách bền vững thì trong bài viết này, truyền thông TMS sẽ chia sẻ những ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.
Thế nào là mô hình 5 áp lực cạnh tranh?
Mô hình về 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình giúp doanh nghiệp xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của mình. Qua đó doanh nghiệp có thể nhận biết ưu nhược điểm để đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhất.
Mô hình này có thể được áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh và ngành công nghiệp. Chính vì vậy việc tìm hiểu và phân tích các ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh sẽ tạo cơ sở để doanh nghiệp có những định hướng đúng đắn cho chiến lược của mình và đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh và những ví dụ cụ thể
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành (Internal Rivalry)
Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng sẽ vấp phải sự tranh gay gắt đến từ những đối thủ có mặt hàng, phân khúc khách hàng tương tự với mình. Và sự cạnh tranh này sẽ được thể hiện rõ nhất qua giá cả, số lượng sản phẩm, thị phần,…tất cả nhằm mục đích giành khách hàng từ tay đối từ tay đối thủ và thỏa mãn nhu cầu của họ.
Sự cạnh tranh này sẽ càng được thể hiện rõ trong những trường hợp sau:
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh, sản phẩm đa dạng về mẫu mã và tính năng.
- Sản phẩm của các doanh nghiệp đều tương đồng nhau, không nổi bật và dễ bị thay thế.
- Tiềm lực của các đối thủ không chênh lệch.
- Khách hàng ít tỏ ra hứng thú và có độ trung thành thấp, sẵn sàng qua mua hàng của đối thủ.
Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Coca Cola và Pepsi là 2 ông vua trong ngành sản xuất nước ngọt, và tất nhiên 2 hãng này cũng cạnh tranh với nhau vô cùng gay gắt. Lý do đơn giản là vì họ có quy mô gần giống nhau, sản phẩm, chiến lược kinh doanh và tập khách hàng mục tiêu cũng chả khác nhau,…Do đó hầu như trong suốt quá trình hình thành và phát triển, 2 hãng này chỉ tập trung thực hiện các chiến lược truyền thông nhằm hạ bệ đối thủ chính của mình.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng (Threats of New Entrants)
Áp lực cạnh tranh này đến từ những cá nhân, công ty, doanh nghiệp có khả năng nhảy vào lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh khi phát hiện ra cơ hội. Và đây chính là mối đe dọa cực lớn dành cho doanh nghiệp, bởi lẽ đối thủ loại này sẽ sở hữu vô số lợi thế như:
- Không cần bỏ quá nhiều vốn để tham gia vào thị trường.
- Đã có một vốn kinh nghiệm rút ra từ những doanh nghiệp đi trước.
- Đã tìm hiểu rõ những quy định của Chính Phủ và cách thị trường được vận hành.
- Chi phí chuyển đổi khách hàng dành cho những doanh nghiệp “tay ngang” cũng không cao.
- Dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng nhờ sự mới lạ trong: Thương hiệu, sản phẩm, chính sách,…
Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Trước năm 2015, Apple và Samsung là 2 hãng chuyên sản xuất smartphone cạnh tranh với nhau gay gắt nhất. Tuy nhiên Google – Công ty công nghệ làm ra hệ điều hành Android cũng bắt đầu dấn thân vào thị trường sản xuất smartphone bằng cách tung ra dòng điện thoại Google Pixel. Và thương hiệu vững mạnh đã được gây dựng từ trước chính là lợi thế lớn nhất của Google Pixel so với Iphone hay Samsung Galaxy series.
Áp lực từ sức mạnh của nhà cung cấp (Bargaining Power of Suppliers)
Sản phẩm bán cho khách hàng được tạo nên từ đâu? Không gì khác ngoài nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, và họ có quyền hành cực lớn trong việc quyết định giá bán nguyên vật liệu. Cụ thể, chỉ cần nhà cung cấp tăng giá lên một chút là đủ khiến doanh nghiệp lao đao vì rất khó để giảm giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh với những đối thủ khác, và nếu vẫn cắn răng giảm giá thì chắc chắn lợi nhuận thu được sẽ vô cùng bèo bọt.
Và khi nào thì nhà cung cấp có thể áp đặt quyền lực này lên phía doanh nghiệp?
- Không có nhà cung cấp nào khác bán nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp khó tìm ra nguyên liệu thay thế, và nhà cung cấp nắm giữ những gì mà doanh nghiệp cần.
- Chi phí chuyển đổi nguyên liệu cao.
Ví dụ thực tế: Apple muốn làm ra màn hình tràn viền trên chiếc Iphone X của mình thì họ buộc phải mua công nghệ màn hình Amoled của Samsung vì chỉ có màn Amoled mới có thể tạo ra loại màn hình mà Apple muốn. Do đó Samsung hoàn toàn có cơ sở để ép giá Apple và buộc “nhà Táo” phải nhập hàng với mức giá cao.
Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng (Bargaining Power of Customers)
“Khách hàng là thượng đế” được xem là tôn chỉ dành cho bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Do đó doanh luôn phải cố gắng làm hài lòng những vị “thượng đế” của mình, vì tiền từ túi của họ chính là nguồn thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Dựa vào lợi thế này, khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu doanh nghiệp bán hàng với mức giá thấp hơn nhưng chất lượng vẫn phải đảm bảo. Cụ thể là khi:
- Khách mua hàng với số lượng lớn.
- Khách nằm trong những “vị thượng đế” ít ỏi tìm đến doanh nghiệp.
- Trên thị trường có nhiều sản phẩm khác để thay thế, và doanh nghiệp không phải là sự lựa chọn duy nhất.
Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Khách hàng đi mua quần áo tại một cửa hàng và yêu cầu cửa hàng bán với giá thấp hơn, lấy lý do là vì quần áo tại cửa hàng không quá đặc sắc hay có chỗ khác bán với mức giá rẻ hơn.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế (Threat of Substitutes)
Đây là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự khác biệt với phần còn lại của thị trường, vì chúng có tính năng độc đáo hơn, giá thành rẻ hơn,…Do đó sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn có thể dần bị lấn át , thậm chí là đánh bật ra khỏi thị trường vì sản phẩm thay thế đã chiếm trọn cảm tình của khách hàng.
Ví dụ cụ thể: Kể từ khi hãng điện thoại Xiaomi cho ra đời những dòng smartphone giá rẻ và có hiệu năng cao, rất nhiều hãng điện thoại khác đã phải lao đao, thậm chí là phải “đóng cửa” luôn mảng sản xuất điện thoại của mình vì không thể cạnh tranh lại (HTC, LG, Sony,…).
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã gửi đến các bạn những ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh điển hình và sát thực tế nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!