Định vị thương hiệu hay Brand Positioning là một chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng và quảng bá cho thương hiệu của mọi doanh nghiệp. Vậy có những loại chiến lược định vị thương hiệu nào? Và ví dụ về định vị thương hiệu tương ứng với từng loại chiến lược là gì? Cùng khám phá trong bài viết này nhé!
Chiến lược định vị sản phẩm theo chất lượng
Chiến lược định vị thương hiệu này tập trung vào lĩnh vực chuyên môn, những giá trị cốt lõi của thương hiệu và quảng bá chúng đến khách hàng thông qua các chiến lược truyền thông. Bằng cách này, thương hiệu có thể khắc sâu vào tâm trí khách hàng hình ảnh độc nhất về thương hiệu, và mỗi khi được gợi nhắc đến một giá trị nào đó có liên quan thì khách sẽ ngay lập tức nghĩ đến thương hiệu.
Ví dụ về định vị thương hiệu theo chiến lược này: Hãng sữa TH True Milk nổi tiếng với khẩu hiệu “Thật sự thiên nhiên”. Và chính câu khẩu hiệu này đã giúp TH True Milk khắc sâu vào tâm trí khách hàng hình ảnh về một thương hiệu chuyên cung cấp sữa tươi sạch, nguyên chất từ trang trại.
Chiến lược định vị dựa trên giá cả
Việc định vị thương hiệu theo chiến lược này sẽ đánh vào tâm lý của khách hàng. Tức là thương hiệu sẽ xây dựng hình ảnh cho mình ở một phân khúc giá cả nào đó để tiếp cận một tập khách hàng mục tiêu cụ thể. Nếu là phân khúc cao cấp thì khách hàng mục tiêu là những người thuộc tầng lớp trung lưu, không ngại chi tiền. Còn phân khúc “bình dân” thì khách hàng chủ yếu sẽ là những người không dư dả về mặt tài chính.
Ví dụ về định vị thương hiệu theo chiến lược này: Siêu thị Big C nổi tiếng tại Việt Nam luôn hoạt động với phương châm “Giá rẻ cho mọi nhà” và bằng chứng là các sản phẩm của họ luôn có mức giá phải chăng so với thị trường. Chính vì vậy khi nhắc đến siêu thị bán hàng giá rẻ người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến Big C.
Chiến lược định vị dựa trên giá trị
“Đắt xắt ra miếng” có thể được xem là câu nói mô tả chính xác bản chất của chiến lược định vị thương hiệu này. Lý do là vì định vị dựa trên giá trị sẽ tập trung làm nổi bật chất lượng của sản phẩm, từ đó khai thác tâm lý của khách hàng và chứng minh cho họ thấy rằng cái giá đắt đỏ mà họ phải trả cho sản phẩm hoàn toàn tương xứng với những gì họ sẽ nhận được. Điều này góp phần tăng giá trị của sản phẩm. của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Ví dụ cụ thể: Apple là một hãng công nghệ có thể được xem là minh chứng cho một thương hiệu “đẳng cấp” “sang trọng” và “quyền lực”. Vì sản phẩm điện thoại Iphone của hãng này luôn được bán với mức giá cao, chúng có chất lượng phần cứng tuyệt vời cùng thiết kế đẹp mắt, sang trọng, góp phần tăng giá trị của người sở hữu.
Chiến lược định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển, do đó đây chính là chiến lược định vị thương hiệu được rất nhiều doanh nghiệp lớn ưa chuộng. Doanh nghiệp sẽ tập trung so sánh các tính năng nổi trội của sản phẩm mà mình cung cấp với những đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực để chứng tỏ sự vượt trội của mình. Từ đó giúp khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn dễ dàng hơn.
Ví dụ về định vị thương hiệu theo chiến lược này: Samsung và Apple là 2 hãng công nghệ thường xuyên ganh đua với nhau. Sau thời điểm Apple ra mắt sản phẩm Iphone X thì Samsung liên tục tung ra các thông điệp quảng cáo “cà khịa” màn hình tai thỏ của Iphone X và việc Apple bỏ đi jack cắm tai nghe trên thiết bị này. Mục đích của Samsung là vừa hạ bệ uy tín của Apple vừa tôn lên các sản phẩm điện thoại Samsung Galaxy cao cấp của mình.
Chiến lược định vị dựa trên lợi ích
Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc khiến khách hàng nhận thức một cách rõ ràng nhất về những tính năng ưu việt mà sản phẩm của doanh nghiệp mang đến.
Ví dụ cụ thể: Sensodyne chính là sản phẩm kem đánh răng áp dụng thành công chiến lược định vị thương hiệu này. Vì không giống với các loại kem đánh răng khác chỉ tập trung vào việc làm trắng răng và giảm hôi miệng, Sensodyne đánh mạnh vào tính năng giảm ê buốt cho răng khi ăn đồ ăn lạnh.
Chiến lược định vị dựa trên mong muốn của khách hàng
Doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu được đông đảo khách hàng tiềm năng quan tâm để phát triển sản phẩm cùng triển khai hoạt động truyền thông phù hợp. Mục đích là nhằm đánh trùng vào “nỗi đau” của khách và thúc đẩy họ mua hàng.
Ví dụ cụ thể: Sản phẩm phao chống ngập Covo dành cho ô tô được ra đời dựa trên nhu cầu của nhiều khách hàng vì họ lo ngại tình hình mưa lũ ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam có thể khiến chiếc xe của họ bị hư hỏng nặng nề.
Chiến lược định vị dựa trên các biểu tượng văn hóa
Với chiến lược định vị thương hiệu này, doanh nghiệp có thể sử dụng các biểu tượng văn hóa vào trong logo của mình để tạo nét đặc trưng cho thương hiệu. Nếu áp dụng thành công, doanh nghiệp có thể khắc sâu hình ảnh của mình vào tâm trí khách hàng.
Ví dụ về định vị thương hiệu theo chiến lược này: Hãng hàng không Vietnam Airlines sử hình ảnh hoa sen làm logo cho thương hiệu của mình. Vì hoa sen tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và sự duyên dáng, cao quý, đôn hậu của con người Việt Nam.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giới thiệu đến các bạn những ví dụ về định vị thương hiệu theo từng chiến lược định vị cụ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!