Để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ rộng rãi trên thị trường kinh doanh nhằm giúp khách hàng tiềm năng nhận biết sự hiện diện của doanh nghiệp thì nhất thiết cần phải có một chiến lược truyền thông thương hiệu. Vậy chiến lược truyền thông thương hiệu là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Những điều cần biết về truyền thông thương hiệu là gì?
Định nghĩa
Truyền thông thương hiệu là gì? Đây là thuật ngữ chỉ một chiến lược quan trọng của doanh nghiệp với mục đích xây dựng hình ảnh, thương hiệu trên thị trường mục tiêu. Cụ thể là giúp sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp được khách hàng tiềm năng biết đến và tiếp nhận rộng rãi, từ đó tăng doanh thu nhanh chóng hơn.
Truyền thông thương hiệu cũng là công cụ để doanh nghiệp tiếp thu những phản hồi của khách hàng để lấy đó làm cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình.
Các hình thức của truyền thông thương hiệu
Như vậy thông qua định nghĩa ở trên, bạn đã phần nào hiểu được sứ mệnh của chiến lược truyền thông thương hiệu. Vậy những hình thức của truyền thông thương hiệu là gì?
-
Truyền thông trực tiếp
Ở hình thức này, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp sẽ trực tiếp gặp mặt khách hàng để giới thiệu cho họ về sản phẩm.dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tại các đại lý hay điểm đông người như hội chợ, siêu thị,..
Tuy đây là hình thức tiếp thị phổ biến và giúp doanh nghiệp dễ nắm bắt tâm lý khách hàng nhất, nhưng nó lại tốn quá nhiều thời gian và chi phí cho nhiều khoản khác nhau (nhân viên, mặt bằng, điện nước,…) mà chưa chắc đem lại hiệu quả cao. Đồng thời khả năng tiếp cận khách hàng cũng không được rộng rãi.
-
Truyền thông gián tiếp
Hình thức thứ hai của truyền thông thương hiệu là gì? Đó là sử dụng các phương tiện truyền thông như sách báo, quảng cáo, Tivi, internet,…để truyền tải đến khách hàng mọi thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách gián tiếp.
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của hình thức này đó là doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng rộng rãi và nhanh chóng nhất có thể, cũng như tiết kiệm được kha khá chi phí. Tuy nhiên vì không trực tiếp tương tác với khách nên việc nắm được tâm lý của khách lại là một trở ngại.
Những chiến dịch của truyền thông thương hiệu
Với hai hình thức truyền thông ở trên, doanh nghiệp có thể áp dụng chúng vào 2 chiến dịch truyền thông thương hiệu dưới đây, tùy vào định hướng kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp.
- Above the line
Hoạt động truyền thông mạnh mẽ để xây dựng lộ trình phát triển lâu dài cho doanh nghiệp nhằm vươn đến những tầm cao mới.
- Below the line
Tạo sự kiện ngắn hạn để phát triển kênh phân phối mới, tạo đà phát triển cho thương hiệu con hoặc cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới.
Những vai trò của truyền thông thương hiệu
Xác lập giá trị dài hạn cho thương hiệu
Đầu tư cho chiến lược truyền thông thương hiệu sẽ mang lại nhiều thành công vững chắc cho một thương hiệu. Cụ thể doanh nghiệp có khả năng xác lập giá trị của thương hiệu mình và thể hiện chúng qua các hoạt động truyền thông nhằm lấy được thiện cảm và sự tin tưởng từ khách hàng.
Ngoài ra, một chiến lược truyền thông thương hiệu tốt sử dụng hiệu quả hình ảnh và nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ kích thích nhu cầu mua cầu mua sắm của khách. Từ đó đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Nâng tầm vị thế của thương hiệu
Vai trò thứ hai của truyền thông thương hiệu là gì? Đó chính là khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng tại thị trường mục tiêu thông qua việc quảng bá thương hiệu ở nhiều kênh truyền thông khác nhau.
Tên tuổi và sản phẩm của thương hiệu xuất hiện càng nhiều trên tivi, báo chí, internet, quảng cáo,…thì càng được biết đến rộng rãi. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và hứa hẹn giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về tài chính.
Xây dựng lòng trung thành
Vai trò quan trọng nhất của truyền thông thương hiệu là gì? Không gì khác ngoài việc giữ chân khách hàng.
Nếu khách đã mua và hài lòng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì chiến lược truyền thông thương hiệu sẽ liên tục gửi đến khách hàng những chương trình và sản phẩm mới nhất của doanh nghiệp. Nhờ vậy, mối liên kết giữa khách và thương hiệu sẽ càng bền chặt, dẫn đến hành động quay trở lại mua hàng trong một ngày không xa của khách.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Truyền thông thương hiệu là gì?”. Hy vọng các bạn đã có cho mình những thông tin thật bổ ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!