Ngày nay, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện kỹ thuật số, truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền bá và quảng cáo. Vậy truyền thông là gì? Cùng TMS Digital Marketing tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Truyền thông là gì?
Khái niệm
Truyền thông là gì? Đây là một kiểu tương tác xã hội mà trong đó có từ hai tác nhân sẽ tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và truyền tải một thông điệp nhất định cho nhau để xây dựng hình ảnh, phổ cập kiến thức và thậm chí là xử lý các khủng hoảng truyền thông.
Truyền thông thường xuất hiện ở nhiều định dạng khác nhau như bài phát biểu, thông cáo báo chí hoặc hình ảnh và các video được đăng tải lên các trang MXH.
Các yếu tố cơ bản của truyền thông
- Nguồn: Nơi bắt đầu mọi thông tin sẽ được lan truyền.
- Nội dung: Các câu chuyện, bài viết, video hay hình ảnh phục vụ cho mục đích truyền thông sẽ được xây dựng từ chính nội dung đó.
- Kênh truyền tải: phương tiện truyền tải các thông tin đến công chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí, dư luận,…
- Người nhận: Đối tượng tìm kiếm thông tin.
- Phản hồi: Những thông tin và ý kiến mà người tiếp nhận thông tin phản hồi ngược lại.
- Nhiễu: Những thông tin không chính thống, sai lệch trong quá trình lan truyền tin tức.
Vai trò của truyền thông
Trong các chiến lược marketing, truyền thông là một yếu tố không thể thiếu để lan truyền thông tin nhằm mang lại những giá trị tuyệt đối cho thương hiệu của doanh nghiệp. Tình kinh doanh của doanh nghiệp có khả quan hay không? thương hiệu của doanh nghiệp có tiến triển mạnh mẽ hay không? Truyền thông chính là câu trả lời.
Vậy những vai trò cơ bản của truyền thông là gì?
- Truyền thông thể hiện vai trò của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền miệng, TV, internet, hình ảnh và video,… Từ đó giúp thương hiệu của bạn lan tỏa rộng rãi và đến gần hơn với khách hàng.
- Truyền thông giúp doanh nghiệp định hướng hành vi khách hàng để quảng bá và truyền tải các thông tin phù hợp với nhu cầu khách hàng. Từ đó, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng.
- Với tính chất là hoạt động lan truyền thông tin đa chiều, các doanh nghiệp sử dụng truyền thông trong các chiến lược marketing cần nhận biết rõ ràng về thông tin để có phản hồi chính xác với khách hàng.
Top 3 loại phương tiện truyền thông phổ biến nhất
Nếu bạn đã nắm được truyền thông là gì và vai trò của nó thì đừng bỏ qua 3 loại phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay nhé.
Truyền thông cá nhân
Truyền thông cá nhân là một phương tiện truyền thông mang tính hai chiều. Cụ thể kênh truyền thông này sở hữu sự tương tác, đối thoại cá nhân, tin nhắn nhanh, email,… giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Đồng thời, chúng còn tạo cơ sở dữ liệu của khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.
Với truyền thông cá nhân, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mang đến cho khách hàng cái nhìn khách quan và tổng thể hơn về sản phẩm. dịch vụ.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có cơ hội giới thiệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của mình. Họ còn có thể tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc trao đổi trực tiếp với khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình hơn, từ đó xây dựng được mối quan hệ bền chặt với khách hàng và bán được nhiều sản phẩm hơn.
Truyền thông đại chúng
Đây là phương pháp sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, bảng hiệu, tờ rơi, catalog, brochure,… nhằm truyền đạt thông tin đại chúng đến với các đối tượng mục tiêu.
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình hơn nhờ thông tin được lan truyền rộng rãi và có tầm ảnh hưởng, tác động nhanh chóng đến xã hội thông qua hình ảnh, âm thanh, thông điệp,…
Truyền thông xã hội
Đây là phương tiện truyền thông sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Youtube , LinkedIn, Blog,… nhằm truyền đi các thông điệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sử dụng truyền thông xã hội sẽ dựa vào đặc tính đa chiều và không gian tương tác rộng của các kênh truyền thông xã hội để giúp hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên sống động hơn trong mắt khách hàng, thậm chí lan truyền các thông điệp nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.
Như vậy, thông qua bài viết này, Truyền thông TMS đem đến cho các bạn lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “truyền thông là gì?” và 3 phương tiện truyền thông được các doanh nghiệp tin dùng nhất hiện nay. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!