10 lỗi khi tra cứu từ khóa Google thường gặp

Đối với SEOer mới, tra cứu từ khóa Google là một trong những công việc “tưởng dễ mà khó” của quy trình SEO website tổng thể. Không ít người đã đọc nhiều bài hướng dẫn các bước nghiên cứu từ khóa, song vẫn chưa thành thạo và mắc nhiều lỗi mà bản thân không nhận ra. Cùng TMS tìm hiểu những sai lầm thường gặp khi tra cứu từ khóa Google qua bài viết sau nhé! Trước khi bước vào tìm hiểu cách tra cứu từ khóa Google, bạn cần làm rõ và lường trước một số lỗi thường gặp khi nghiên cứu từ khóa. Bằng cách tránh những sai lầm này, SEOer sẽ tiết kiệm thời gian rút kinh nghiệm và xây dựng bộ từ khóa tối ưu nhất.

Không nghiên cứu khách hàng

Sai lầm đầu tiên mà nhiều người mắc phải khi tra cứu từ khóa Google là chỉ tập trung vào dịch vụ, sản phẩm mà không nghiên cứu khách hàng. Thực tế việc phác họa chân dung và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong mọi chiến lược tiếp thị, kể cả với SEO.

Việc nghiên cứu từ khóa đi liền với sáng tạo nội dung, vì vậy cần đảm bảo website của bạn có những từ khóa, nội dung tuân theo nguyên tắc: khách hàng hỏi, bạn trả lời.

Tra cứu từ khóa google nhưng chỉ tập trung vào từ khóa dài

Các cụm từ khóa đuôi dài thường chi tiết hơn, cho thấy rõ mục đích tìm kiếm của người dùng đồng thời cũng dễ leo hạng hơn, mức độ cạnh tranh thấp. Cũng vì vậy mà hầu như các phương pháp SEO hiện nay hướng khá nhiều đến nhóm từ khóa này.

Tra cứu từ khóa Google
Tra cứu từ khóa Google

Tuy nhiên từ khóa đuôi dài không phải là tất cả. Xây dựng danh sách từ khóa bao gồm nhóm từ khóa đuôi dài là cách làm đúng, tuy nhiên bạn vẫn cần những nhóm từ khóa chủ đề có tính bao quát hơn. Những từ khóa ngắn và có tính bao quát chịu trách nhiệm lãnh đạo và là đầu mục của những nội dung cụ thể, chi tiết hơn, là xương sống của chiến lược phát triển nội dung website.

Như vậy cách tra cứu từ khóa Google đúng đắn phải đi từ bao quát đến cụ thể, gồm cả từ khóa chủ đề và từ khóa đuôi dài.

Không đánh giá đối thủ

Sai lầm “chí mạng” khiến nhiều SEOer mới vào nghề tối ưu mãi mà website không thể leo top chính là đánh giá thấp hoặc không quan tâm đến thứ hạng đối thủ của mình.

Bạn cần nghiên cứu thứ hạng và những nổ lực SEO của các đối thủ để tham khảo, rút kinh nghiệm từ chính họ. Đối với những đối thủ đang làm quá tốt và chiếm thứ hạng cao từ lâu, bạn có thể chọn những từ khóa SEO khác để không phải đối đầu trực diện mà vẫn đạt được mục đích của việc SEO web.

Chọn từ khóa có lượt tìm kiếm không đủ cao

Lượt tìm kiếm của từ khóa (volume) đại diện cho số lượng lượt tìm kiếm của một từ khóa cụ thể trong vòng 1 tháng. Thông thường những từ khóa có lượt tìm kiếm cao sẽ được nhiều đơn vị SEO hoặc doanh nghiệp quan tâm và sản xuất nhiều nội dung về từ khóa đó để thúc đẩy traffic website.

Đó cũng là lí do một số SEOer tránh các từ khóa có độ cạnh tranh cao lẫn volume cao. Tuy nhiên nếu bạn chọn từ khóa volume tìm kiếm quá thấp, việc sản xuất nội dung cho chúng sẽ khá lãng phí vì lượt truy cập và lượng người dùng đọc được nội dung đó sẽ rất thấp. Vì vậy khi tra cứu từ khóa Google, nên chọn những từ khóa cân bằng độ khó và lượng tìm kiếm.

Tra cứu từ khóa Google
Tra cứu từ khóa Google

Không chú ý độ khó từ khóa

Khi tra cứu từ khóa Google, bạn sẽ thấy đa phần những từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao thường có độ cạnh tranh cực cao. Việc tập trung các từ khóa có volume cao là tốt, song nếu không chú ý đến mức độ cạnh tranh của những từ khóa đó, có thể bạn sẽ phải gặp rất nhiều trở ngại để đưa từ khóa lên Top.

Một từ khóa có lượng tìm kiếm cao thường có độ cạnh tranh rất cao. Thay vì “đâm đầu” vào nhưng từ khóa như vậy, hãy chọn ra từ khóa có độ cạnh tranh thấp và khối lượng tìm kiếm đủ cao.

Chỉ tập trung từ khóa đối sánh chính xác

Google đã từng đưa vào hoạt động, nâng cấp, cập nhật rất nhiều thuật toán ảnh hưởng đến việc đánh giá và xếp hạng kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm cơ bản vẫn không thay đổi: đem lại kết quả tìm kiếm chính xác nhất trong thời gian ngắn nhất cho người dùng.

Để làm được điều đó, Google phải hiểu được người dùng muốn tìm kiếm điều gì, mục đích tìm kiếm của họ là gì, đồng thời phải khớp truy vấn với các kết quả, nội dung hiện có trên Internet. Trí thông minh nhân tạo của Google đã được cải thiện và có thể đưa ra những kết quả tìm kiếm lẫn gợi ý tìm kiếm cho người dùng. Chúng được gọi là LSI, hay index tìm kiếm ngữ nghĩa.

Khi tra cứu từ khóa Google, SEOer thường bám sát vào từ khóa chính xác mà quên việc cung cấp các từ khóa liên quan để giúp Google hiểu hơn về nội dung. Vì vậy nghiên cứu và xác định từ khóa LSI cũng là bước quan trọng trong quá trình xây dựng danh sách từ khóa và nội dung cho website.

Không nhìn vào kết quả tìm kiếm “chính xác”

Khi tra cứu từ khóa Google, người ta có thói quen truy cập Google và gõ từ khóa rồi ấn tìm kiếm, sau đó kiểm tra những kết quả hiển thị đầu tiên. Tuy nhiên cách này có thể không giúp bạn biết được chính xác thứ hạng của những kết quả này.

Lí do là bởi Google luôn muốn cung cấp kết quả đúng và liên quan nhất với những gì người dùng tìm kiếm. Vì vậy hệ thống sẽ tự động kết hợp truy vấn của bạn với lịch sử tìm kiếm, thói quen tìm kiếm, những truy vấn và website gần nhất mà bạn ghé thăm,… Như vậy xếp hạng kết quả tìm kiếm sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà không phải là thứ hạng thực.

Tra cứu từ khóa Google
Tra cứu từ khóa Google

Cách đơn giản nhất để tra cứu từ khóa Google và xem được thứ hạng thực của từng đối thủ là mở tab ẩn danh trên trình duyệt và tìm kiếm bằng tab ấn danh đó. Như vậy sau khi biết được thứ hạng thực của những kết quả đầu tiên, bạn mới có thể biết được nội dung mà mình sản xuất cho từ khóa đó cần vượt qua những đối thủ nào.

Ví dụ: Nếu bạn muốn viết bài tổng hợp “10 đôi giày chạy bộ tốt nhất” và nhận thấy đối thủ đang ở top với bài viết “25 đôi giày chạy bộ tốt nhất”, bạn cần xem lại và cải thiện nội dung mà mình định viết cho từ khóa “giày chạy bộ tốt nhất” đó, ít nhất nội dung phải vượt trội hơn đối thủ này.

Chỉ tập trung một cách SEO

Mốt số SEOer khi tra cứu từ khóa Google lầm tưởng rằng keyword chỉ ảnh hưởng đến SEO On-page. Thực chất SEO tổng thể tập trung vào 3 khía cạnh: kỹ thuật SEO, On-page và Off-page.

Kỹ thuật SEO đề cập đến những biện pháp tối ưu website, giúp Google dễ dàng tìm thấy trang web và thu thập đầy đủ thông tin cũng như lập chỉ mục trang web của bạn. Những công việc thuộc kỹ thuật SEO có thể kể đến như đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, tăng tốc độ trang, cải thiện khả năng tương thích với thiết bị di động,…

SEO On-page liên quan đến việc tối ưu từng web page riêng lẻ, tối ưu các yếu tố như nội dung, tiêu đề, URL, thẻ alt, liên kết nội bộ,… Hầu hết những yếu tố này đều cần có sự hiện diện của từ khóa.

Trong khi đó SEO Off-page là những thủ thuật thúc đẩy website được thực hiện bên ngoài trang web của bạn, ví dụ như xây dựng hệ thống backlink. Anchor text của backlink cũng cần chứa từ khóa và chúng cũng ảnh hưởng tích cực đến SEO website.

Việc tra cứu từ khóa Google và xây dựng danh sách từ khóa ảnh hưởng đến cả 3 khía cạnh trên theo nhiều cách khác nhau, nhiều mức độ khác nhau.

Bỏ qua danh sách thư mục

Đối với SEO Off-page, thủ thuật giúp bạn tăng lượng backlink chất lượng đến trang web là đảm bảo danh sách thư mục của website luôn được cập nhật và chính xác. Bạn có thể điều chỉnh tính năng này với tập tin .htaccess, chỉ định lại tập tin index và nhiều tùy chỉnh khác.

Tra cứu từ khóa google
Tra cứu từ khóa google

Những Directory Listing này hoạt động như danh bạ các website, lưu trữ các trang web theo chủ đề, nội dung. Bằng cách cập nhật danh sách thư mục của website trên những “danh bạ” này, bạn có thể tăng lượt truy cập đến trang web của mình, đặc biệt khi website của bạn là trang web mới.

Không nghiên cứu từ khóa thường xuyên

Việc tra cứu từ khóa Google và xây dựng, phát triển nội dung cho website cần được thực hiện thường xuyên. Bạn có thể lập chiến lược từ khóa cho mình từ ba đến sáu tháng tùy vào tốc độ sản xuất các bài viết hoặc tiến độ SEO hay lượt truy cập website.

Vài tháng một lần (thường là 3 tháng), bạn nên xem lại chiến lược nội dung và từ khóa của mình để cập nhật bổ sung các chủ để thúc đẩy traffic và phát triển nội dung web.

Trên đây là 10 lỗi thường gặp khiến SEOer tra cứu từ khóa Google không hiệu quả. Mong rằng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về nghiên cứu từ khóa nói riêng và SEO nói chung. Theo dõi TMS để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về chủ đề này nhé!

Xem thêm:

Top 3 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa marketing và bán hàng trong kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one