4 hiệu quả của thiết kế trải nghiệm người dùng

Thiết kế trải nghiệm người dùng là một trong những công đoạn quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng một website hay bất kì dự án, chiến dịch nào có sự tương tác với khách hàng. Vậy thiết kế trải nghiệm người dùng thực chất là làm gì, và đem lại hiệu quả ra sao?

Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì?

Những ai từng tìm hiểu về website hay thiết kế website hẳn từng nghe đến cụm từ thiết kế trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên lĩnh vực này thậm chí còn trải rộng hơn thế nữa.

Thiết kế trải nghiệm người dùng có tên gọi tiếng Anh là UX Design (User Experience Design), liên quan đến việc nghiên cứu, dự đoán, thiết kế các tương tác mà người dùng sẽ phát sinh với sản phẩm, ứng dịch, dịch vụ. 

Thiết kế UX xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, cảm giác của họ khi tương tác với sản phẩm, giúp họ dễ dàng hoàn thành các thao tác và thông qua đó đạt được mong muốn của mình. Để làm được điều này, các UX designer phải nghiên cứu cả hành vi khách hàng đến nghiên cứu sản phẩm, ứng dụng của doanh nghiệp.

Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì? Vì sao lại cần thiết?
Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì? Vì sao lại cần thiết?

Thiết kế trải nghiệm người dùng nghe có vẻ rắc rối, vậy vì sao các doanh nghiệp lớn nhỏ vẫn cần thực hiện bước này?

Đứng trên phương diện người dùng, ứng dụng hoặc sản phẩm có thiết kế UX tốt dễ tiếp cận và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Quy trình và cách thức sử dụng sản phẩm càng đơn giản càng được ưa chuộng, vì khách hàng sẽ cảm thấy họ mua sản phẩm để phục vụ nhu cầu thay vì mua về và tốn thời gian nghiên cứu.

Một chiếc đồng hồ có 2 nút bấm với giá thành rẻ sẽ là lựa chọn tiện lợi cho khách hàng bình dân. Chiếc đồng hồ với 3 – 4 nút bấm và hàng chục chức năng sẽ có giá thành cao, đồng nghĩa với lợi nhuận cao. Trong trường hợp này nếu sản phẩm không được thiết kế trải nghiệm người dùng một cách hoàn hảo, khách hàng sẽ cảm thấy họ khó dùng hết các tính năng sản phẩm, dẫn đến chọn một sản phẩm khác.

Các khía cạnh của thiết kế UX

Thiết kế trải nghiệm người dùng có thể được chia thành 4 lĩnh vực/ khía cạnh chính.

Xem trải nghiệm như một chiến lược

Sản phẩm, dịch vụ có thiết kế trải nghiệm người dùng tốt là một phần của chiến lược phát triển sản phẩm đánh vào yếu tố trải nghiệm người dùng. Điều này cũng tạo nên điểm nổi bật và thế mạnh của sản phẩm khi cạnh tranh với các đối thử khác.

Thiết kế tương tác

Thiết kế tương tác liên quan đến việc xem xét cách người dùng sử dụng, tương tác với sản phẩm, những yếu tố tạo thuận lợi hoặc cản trở người dùng trải nghiệm sản phẩm. Thông qua thiết kế tương tác, nhà thiết kế đưa các tính năng sản phẩm đến người dùng theo trực tiếp và đơn giản nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng một cách nhanh chóng.

Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì? Vì sao lại cần thiết?
Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì? Vì sao lại cần thiết?

Nghiên cứu người dùng

Thiết kế trải nghiệm người dùng là việc nghiên cứu tìm ra các vấn đề người dùng sẽ gặp phải khi tương tác với sản phẩm và tìm giải pháp cho các vấn đề đó. Muốn vậy, UX designer phải nghiên cứu về sở thích và thói quen phản hồi của khách hàng.

Bên cạnh đó các thiết kế UX phải đảm bảo mức độ dễ tiếp cận không những với khách hàng mục tiêu của sản phẩm mà còn với khách hàng phổ thông khác.

Xây dựng cấu trúc thông tin

Trong thiết kế trải nghiệm người dùng, xây dựng cấu trúc thông tin và thực hành tổ chức nội dung, thông tin một cách có nghĩa, giúp khách hàng dễ tiếp cận. Điều này quan trọng bởi nó giúp người dùng tìm hiểu sản phẩm theo cách của họ mà vẫn đảm bảo tiếp cận được những tính năng, thông tin quan trọng.

Để làm được điều đó, UX designer cần xem xét mức độ liên quan của các nhóm thông tin, nội dung khác nhau, đảm bảo ngôn ngữ sử dụng giữa các nhóm được nhất quán, logic.

Thiết kế trải nghiệm người dùng là chìa khóa của việc giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và tính năng, lợi ích của chúng. Với một sản phẩm được thiết kế UX tốt, bạn không cần phải hướng dẫn khách hàng quá nhiều, cũng không gây trở ngại trong quá trình họ sử dụng sản phẩm. Mong là bài viết đã đem lại thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Xem thêm:

7 Yếu tố ảnh hưởng trải nghiệm người dùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one