Tháp nhu cầu Maslow của nhà tâm lý học Abraham Maslow được xem như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các marketer trong việc nghiên cứu tâm lý và hành vi của khách hàng tiềm năng. Hãy cùng truyền thông TMS tìm hiểu vai trò và tính ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong marketing là gì nhé!
Vai trò của tháp nhu cầu Maslow trong marketing
Biết nghiên cứu hành vi và tìm hiểu tâm lý khách hàng là một kỹ năng vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một marketer nào. Vì vậy, tháp nhu cầu Maslow với các mô tả chi tiết về nhu cầu cơ bản của con người chính là công cụ giúp các marketer hoàn thành tốt công việc của mình.
Vậy tháp nhu cầu Maslow trong marketing thể hiện vai trò của mình như thế nào?
Nhu cầu sinh lý (Physiological needs)
Đây là tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow và nó thể hiện những nhu cầu căn bản, quan trọng nhất của con người để sinh tồn như ăn uống, ngủ nghỉ, bài tiết, may mặc….Chỉ khi đáp ứng được những nhu cầu này thì con người mới có thể tiến đến cấp bậc cao hơn của tháp nhu cầu Maslow.
Vai trò của tháp nhu cầu Maslow trong marketing thể hiện rất rõ ở nhu cầu sinh lý, vì ở tầng này thì thường là những người có thu nhập thấp và luôn cần sự tương trợ từ cộng đồng đề họ có thể cải thiện cuộc sống. Do đó thay vì chờ đợi họ vung tiền một cách phóng khoáng thì marketer cần chủ động hướng họ đến những mặt hàng thiết yếu với giá cả phải chăng, phù hợp với khả năng thanh toán của họ.
Nhu cầu an toàn (Safety needs)
Ở tầng nhu cầu này, sau khi đã thỏa mãn được các yếu tố cơ bản nhất để sinh tồn thì con người cần sự an toàn, không phải lo lắng hay đe dọa bởi những tác động xã hội nào. Những nhu cầu an toàn của con người thường là:
- An toàn về sức khỏe: Không bị mắc bệnh tật, bị xâm hại thể xác,…
- An toàn tinh thần: Không phải lo lắng, sợ hãi,…
- An toàn về tài chính: Có khả năng chi trả cho những nhu cầu cơ bản, được nhận bảo hiểm xã hội,…
- An toàn xã hội – môi trường: Sống ở một môi trường an toàn, ổn định về dân trí lẫn chính trị,..
Những người ở tầng này thường thuộc tầng lớp có mức sống trung bình, họ có của ăn nhưng ít có của để. Sản phẩm họ tìm đến thường phải đảm bảo mang đến sự an toàn cho họ như là các dịch vụ y tế, bảo hiểm hoặc nhà ở,…Chính vì vậy, khi tiếp cận với tập khách hàng này, marketer cần chú ý truyền tải được những thông điệp về sản phẩm sao cho giúp khách hàng cảm thấy yên tâm nhất.
Nhu cầu xã hội (Love and belonging)
Một khi đã đủ đầy về cái ăn cái mặc và cảm thấy an toàn thì con người sẽ tiến lên tầng nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu về tình cảm và yếu tố tinh thần. Tức là mong muốn được yêu thương, được chia sẻ tình cảm với bạn bè, người thân, người yêu, các hội nhóm xã hội,….
Những trải nghiệm tình cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người không cảm thấy cô đơn, lạc lõng và suy nghĩ tiêu cực. Từ đó có thêm niềm tin vào cuộc sống để tiếp tục làm việc và phát triển.
Đối tượng ở tầng nhu cầu này thường là những người đã hài lòng với điều kiện kinh tế của mình, cái họ cần chính là sự yêu thương và sẻ chia từ những cá nhân và hội nhóm trong xã hội. Do đó, vai trò của tháp nhu cầu Maslow trong marketing được thể hiện khi marketer có thể quảng bá, giới thiệu những sản phẩm có liên quan đến cảm xúc, tình cảm gia đình,…
Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)
Đây là tầng nhu cầu có vai trò thúc đẩy hành vi của con người, vì khi con người đã đầy đủ về vật chất và tình cảm thì sẽ có mong muốn được kính trọng và đánh giá cao bởi những người khác.
Hành vi cụ thể cho mong muốn này là chúng ta thường cố gắng thăng tiến trong công việc và hoàn thiện kỹ năng cá nhân để vươn đến một địa vị cao, trở thành người có tiếng nói, được người khác nể phục và tin tưởng.
Khi tiếp thị cho đối tượng khách hàng ở tầng nhu cầu này, nhân viên marketing sẽ hướng họ đến những có giá trị và thể hiện được đẳng cấp của người dùng, hoặc những sản phẩm hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp,…
Nhu cầu tự thể hiện bản thân (Self-Actualization)
Tầng nhu cầu này là đỉnh của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu này sẽ bộc phát khi con người đã thỏa mãn tất cả các tầng nhu cầu ở dưới. Việc đã có đầy đủ mọi thứ từ địa vị xã hội cho đến đời sống tình cảm hạnh phúc là cơ sở để thôi thúc con người thể hiện bản thân nhằm cống hiến những giá trị lớn lao cho cộng đồng.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing
Định vị phân khúc khách hàng
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong marketing là phương pháp hiệu quả để các marketer định vị phân khúc khách hàng. Cụ thể, mỗi phân khúc khách hàng có tâm lý và hành vi sử dụng sản phẩm khác nhau, và tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp marketer nắm bắt được điều này để xây dựng được chiến lược tiếp thị phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải thông điệp
Khi đã xác định được các phân khúc khách hàng thì các marketer có thể dựa vào đó để nghiên cứu những tác động quyết định đến hành vi mua hàng của họ: Sở thích, giá cả, giới tính, học vấn, địa vị,…Từ đó, marketer có thể xây dựng thông điệp tiếp thị đánh đúng vào nhu cầu và hành vi của khách hàng để bán hàng hiệu quả hơn.
Chọn kênh truyền thông phù hợp
Một ứng dụng khác của tháp nhu cầu Maslow trong marketing đó là giúp marketer lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng và thông điệp truyền tải dựa vào các tầng nhu cầu của tháp Maslow.
Ví dụ khách hàng mục tiêu nằm ở tầng 1 và tầng 2 của tháp thì marketer có thể sử dụng kênh truyền thông dễ tiếp cận nhất là truyền hình để quảng bá cho những vật phẩm thiết yếu như: Đồ gia dụng, thực phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng,….
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã cho marketer thấy vai trò và khả năng ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong marketing. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!