Quy trình xây dựng chiến lược marketing chi tiết và hiệu quả nhất

Thực hiện đúng và đủ các bước trong quy trình xây dựng chiến lược marketing được xem là một yêu cầu cấp thiết dành cho mọi doanh nghiệp khi muốn tiếp cận thị một trường tiềm năng. Lý do đơn giản là vì doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa việc gây dựng hình ảnh thương hiệu và đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Cùng khám phá chi tiết quy trình xây dựng chiến lược marketing trong bài viết này nhé!

Tầm quan trọng của quy trình xây dựng chiến lược marketing 

Chiến lược marketing có thể được xem là kim chỉ nam giúp dẫn đường, chỉ lối cho hướng đi của doanh nghiệp để tiến tới đạt được những mục tiêu về tài chính mà mình đã đặt ra. Từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp tại thị trường mục tiêu. 

Vậy cụ thể những lợi ích khi thực hiện đúng quy trình xây dựng chiến lược marketing là gì? 

Cụ thể hóa mục tiêu 

Việc xây dựng một chiến lược marketing bài bản sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu kinh doanh mà mình đã đề ra. Đồng thời xác định những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có thể triển khai một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Đưa ra định hướng cụ thể

Bên cạnh đó, thực hiện đúng và đủ các bước trong quy trình xây dựng chiến lược marketing cũng sẽ vạch ra cho doanh nghiệp một lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn để thiết lập nội dung, hình ảnh và ngân sách,…Tất cả nhằm giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc và đúng hướng. 

Tăng cường sự phối hợp trong nội bộ  

Một chiến lược marketing bài bản sẽ liệt kê đầy đủ và mô tả chính xác những công việc cần từng phòng ban cụ thể của doanh nghiệp thực hiện. Nhờ vậy, các nhân viên sẽ nắm bắt rõ vị trí, quyền hạn của mình để vừa chuyên tâm làm việc hướng đến mục tiêu chung, vừa hỗ trợ nhau trong các hạng mục liên quan của chiến lược.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Tối ưu hóa chi phí 

Như đã nói ở trên, việc phân bổ đúng việc cho đúng người trong quá trình triển khai chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng nhân viên “dẫm chân nhau”. Cũng như hiểu rõ tập khách hàng mục tiêu của mình để tập trung nguồn lực vào đúng tập khách hàng đó, hạn chế tối đa việc lãng phí thời gian và ngân sách vì đi lệch hướng.  

Tăng khả năng kiểm soát  

Mọi kế hoạch, mục tiêu và hoạt động trong bản chiến lược marketing cũng sẽ được hoạch định và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Điều này giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất cho mọi vấn đề phát sinh và tối ưu hóa việc đo lường độ hiệu quả của mọi hoạt động được triển khai.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Những yếu tố cần phải có của một chiến lược marketing  

Một quy trình xây dựng chiến lược marketing bài bản phải đảm bảo bao hàm đủ những yếu tốt sau nếu muốn triển khai thành công và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp: 

  • Thị trường mục tiêu: Phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Đây là những người sẽ góp phần chính vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp, do đó cần phải nghiên cứu và thỏa mãn mọi nhu cầu của họ. 
  • Nguồn cung ứng sản phẩm:  Doanh nghiệp phải đảm bảo mình sản xuất vừa đủ hàng để có thể cung cấp cho thị trường mục tiêu. Tránh bị tồn kho hoặc thiếu hàng. 
  • Mục tiêu: Những mục tiêu kinh doanh cụ thể quyết định hiệu quả của chiến lược marketing. 
  • Ngân sách: Lượng tiền mà doanh nghiệp cần chi cho các hoạt động marketing để đảm bảo sản phẩm và thương hiệu của mình có thể tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn. 
  • Chỉ số KPI: Chỉ số này được đo lường và báo cáo thông qua các hoạt động marketing. Từ đó giúp doanh nghiệp đo lường được độ hiệu quả khi triển khai chiến lược marketing.  

Quy trình xây dựng chiến lược marketing chi tiết nhất  

Bước 1: Xác định mục tiêu  

Muốn xây dựng và triển khai bất kỳ chiến lược marketing nào thì doanh nghiệp cũng cần xác định những mục tiêu cụ thể. Đây được xem là một tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp hoạch định và định hướng cho các hoạt động marketing một cách chính xác nhất.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Tùy vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì có thể đề ra những mục tiêu marketing khác nhau (Được bao nhiêu khách hàng biết đến, mức doanh thu đạt được, thị phần chiếm được,….) 

Bước 2: Phân tích thị trường mục tiêu

Bước đi quan trọng tiếp theo của quy trình xây dựng chiến lược marketing là gì? Đó là nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu để nắm được nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng.

Đồng thời xác định rõ cơ hội và thách thức của mình tại thị trường ấy, cũng như đối thủ cạnh tranh, các yếu tố chủ quan và khách quan sẽ tác động đến quá trình quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 

Bước 3: Xây dựng chiến lược phân phối

Trong mọi chiến lược marketing, phân phối là một yếu tố không được phép bỏ qua vì nó quyết định đến khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng của sản phẩm/dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần vạch ra những đường đi nước bước cho chiến lược ra mắt và cung ứng sản phẩm sao cho tiếp cận được nhiều khách hàng nhất trong thời gian ngắn nhất. 

Doanh nghiệp thường sẽ tự thân vận động, trực tiếp phục vụ khách hàng, tuy nhiên đôi khi các đối tác phân phối cũng sẽ thay doanh nghiệp thực hiện quá trình này. 

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu 

Thực hiện quy trình xây dựng chiến lược marketing mà bỏ qua vấn đề ngân sách là một sai lầm, vì mức đầu tư của doanh nghiệp sẽ quyết định không nhỏ đến sự thành công của cả 1 chiến dịch. Cần đảm bảo rằng số tiền mình chi cho các hoạt động marketing luôn ở mức thấp nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao, như vậy mới mong thu về lợi nhuận tối đa.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Bước 5: Lập chiến lược truyền thông  

Quảng bá thông điệp truyền thông là cách nhanh nhất để thị trường mục tiêu biết đến thương hiệu của doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức truyền thông marketing khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn tùy vào định hướng và mục tiêu của mình.

  • Truyền thông một cách trực tiếp (mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại)
  • Truyền thông một cách gián tiếp (xây dựng chiến lược video marketing, quảng cáo, truyền thông điện tử hay là các vật dụng trưng bày tại điểm bán).

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã chia sẻ đến các bạn quy trình xây dựng chiến lược marketing chi tiết nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one