Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme

Đa phần chúng ta đã quá quen thuộc với đa cấp lừa đảo. Song không biết Pyramid Scheme là gì dù chúng có mối liên quan vô cùng mật thiết với nhau. Vậy Pyramid Scheme là gì và và nó hoạt động như thế nào? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu nhé!

Pyramid Scheme là gì?

Pryramid Scheme hay còn gọi là sơ đồ kim tự tháp. Đây là mô hình kinh doanh mà trong đó thành viên ở các vị trí cao của kim tự tháp sẽ chiêu mộ thêm cách thành viên và kết nạp vào vị trí thấp hơn. Những thành viên vào sau sẽ chịu việc chi trả cho những người đã vào trước và chiêu mộ mình. Sau đó họ tiếp tục kết nạp thành viên mới và nhận phí từ những thành viên mới này.

Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme
Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme

Bản chất của Pyramid Scheme là gì? Thực chất đây là mô hình kinh doanh bị cấm ở nhiều quốc gia bởi quá sơ sài và thiếu bền vững. Những lợi ích mà nó đem lại cũng không hề giống như những gì người tham gia được quảng cáo, hầu như bất khả thi và không thể phát triển lâu dài.

Cách Pyramid Scheme hoạt động

Thủ thuật lừa đảo mà các tổ chức đa cấp áp dụng từ Pyramid Scheme là gì? Họ lợi dụng tính chất phân cấp của kim tự tháp để đưa ra những hứa hẹn vô cùng hấp dẫn với người được chiêu mộ.

Thông thường, khi được chiêu mộ, người tham gia sẽ bị “dụ dỗ” rằng họ hưởng lợi từ khoản hoa hồng mà các thành viên bên dưới chi trả cho mình. Hầu hết các thành viên trong sơ đồ kim tự tháp đều chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm và mở rộng mạng lưới đa cấp bên dưới quyền của mình. Như vậy chỉ cần người đứng đầu mạng lưới bỏ trốn với số tiền khủng mà họ hưởng được, cả phần dưới của kim tự tháp sẽ đổ vỡ.

Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme
Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme

Vậy lỗ hỏng của Pyramid Scheme là gì? Nó nằm ở việc hệ thống thành viên không mang lại giá trị nội tại nào. Cơ bản các tổ chức đa cấp không tạo ra, giao dịch, kinh doanh bất cứ sản phẩm nào. Họ cũng không tạo ra giá trị gì. Đây chính là điểm khiến tổ chức đa cấp thường lụn bại sớm, bởi trong kinh doanh, bạn không thể phát triển bền vững nếu không tạo ra và mang lại giá trị cho khách hàng.

Lợi nhuận mà mỗi người nhận được chỉ đến từ túi tiền của người đến sau. Việc này không khác gì việc người vào sau trả tiền cho người vào trước, và cứ nối tiếp như vậy. Vòng tiền của tổ chức áp dụng sơ đồ kim tự tháp chỉ đơn giản chuyển động quanh trong hệ thống đa cấp. Cuối cùng vào túi người đứng đầu.

Ví dụ về Pyramid Scheme

Để hiểu rõ hơn Pyramid Scheme là gì và tính phi thực tế, thiếu bền vững của nó, hãy xem xét ví dụ dưới đây. Vụ án nổi tiếng mang tên “Madame Gil” là một trong những ví dụ điển hình cho việc áp dụng sơ đồ kim tự tháp để lừa đảo.

Năm 2005, “Madame Gil” xuất hiện và khởi nghiệp bằng cách thuyết phục chị em phụ nữ nội trợ bỏ ra 400 USD để sở hữu bộ kit làm pho-mát dưỡng da theo công thức “mỹ phẩm hữu cơ”. Số lượng pho-mát sản xuất sẽ được thu lại và bán cho các công ty mỹ phẩm để kiếm lời. Số tiền lời sẽ được phân phát lại cho bên sản xuất – những người bỏ ra 400 USD để mua bộ kit. Đồng thời người mua bộ kit sẽ được hưởng hoa hồng nếu lôi kéo được bạn bè tham gia.

Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme
Pyramid Scheme là gì? Khái niệm và ví dụ về Pyramid Scheme

Nghe có vẻ điên rồ song có rất nhiều người đã nghe theo và mắc lừa. Việc này đem về cho Madame Gil 14,5 triệu Euro. Khi cảnh sát Chile nhận được tố giác và đến điều tra. Họ phát hiện một kho pho-mát thối rữa. Cơ bản chúng không được bán cho công ty mỹ phẩm nào. Đồng nghĩa với việc người mua bộ kit và sản xuất pho-mát không nhận được đồng tiền lời nào cả.

Mánh khóe mà Madame Gil đã dùng dựa trên Pyramid Scheme là gì? Bà ta lợi dụng lòng tham và sự cả tin của khách hàn, thu lợi từ việc bán bộ công cụ với giá thành đắt đỏ. Đồng thời kết nạp thêm nhiều người mua nhờ sự giới thiệu của khách hàng cũ.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu Pyramid Scheme là gì và những bất cập của sơ đồ này. Hãy cẩn thận với các hình thức đa cấp, Pyramid Schemeạn. Bởi bạn sẽ không bao giờ thật sự hưởng lợi từ những mô hình kinh doanh thiếu bền vững này., 

Xem thêm:

Guerrilla Marketing là gì? 4 hình thức Guerrilla Marketing thường thấy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one