Cách xây dựng mục tiêu SMART trong kinh doanh chi tiết và cụ thể

Xây dựng các mục tiêu cụ thể và chi tiết trong kinh doanh là điều mọi doanh nghiệp cần làm để xác định hướng đi đúng đắn cho lộ trình kinh doanh của mình. Và mô hình SMART chính là công cụ trợ giúp doanh nghiệp một cách đắc lực nhất. Cùng theo dõi bài viết này để biết cách xây dựng mục tiêu SMART trong kinh doanh nhé!

Mục tiêu SMART trong kinh doanh là gì? 

Mục tiêu SMART trong kinh doanh giúp bạn xác định và xây dựng những mục tiêu cụ thể, chi tiết nhằm làm kim chỉ nam cho lộ trình kinh doanh của bạn. Đây chính là tiền đề để bạn xây dựng các chiến lược và hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu SMART trong kinh doanh
Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Mục tiêu SMART trong kinh doanh chính là sự tổng hòa của bốn yếu tố sau: Specific, Measurable, Achievable, Relevant và Time bound.

Cách xây dựng mục tiêu SMART trong kinh doanh

Như vậy bạn đã nắm được định nghĩa về mục tiêu SMART trong kinh doanh, vậy hãy cùng tìm hiểu cách xác định mục tiêu chi tiết và cụ thể bằng mô hình SMART nhé!

Specific (Cụ thể)  

Mục tiêu của bạn cần phải được rõ ràng, dễ hình dung và cụ thể để giúp bạn có chiến lược thực hiện và hành động thật đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu đó. Không nên đặt những mục tiêu quá chung chung như “Trở nên giàu có” hoặc “Thống lĩnh thị trường”.

Mục tiêu SMART trong kinh doanh
Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Để làm được điều này, hãy trả lời đầy đủ 5 câu hỏi sau đây: 

  • Who:  Thành viên liên quan trong quá trình thiết lập mục tiêu. 
  • What: Xác định những điều cần làm để đạt được mục tiêu. 
  • Why: Tầm quan trọng của mục tiêu đối với công việc kinh doanh. 
  • When: Khung thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu. 
  • Where: Nơi thực hiện mục tiêu. 

Measurable (Đo lường được) 

Mục tiêu SMART trong kinh doanh giúp bạn theo dõi và đo lường được mức độ hiệu quả của tiến trình kinh doanh. Từ đó bạn có thể hiểu mình cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được các mục tiêu đúng thời hạn. Một khi đã hình thành được chính xác từng bước mình cần làm thì bạn sẽ có động lực để nghiêm túc hành động nhằm đạt được mục tiêu của mình.

Mục tiêu SMART trong kinh doanh
Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Achievable (Có thể đạt được) 

Bạn cần xem xét liệu nguồn lực của mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu hay không. Việc này giúp bạn hoạch định một chiến lược phù hợp để cân đối và phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý nhằm hoàn thành mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể.

Mục tiêu SMART trong kinh doanh
Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Tuy nhiên bạn cũng cần đặt mục tiêu cao hơn một chút, đồng thời nới rộng thời gian và mức độ đo lường, vì đây là cơ hội để bạn vượt qua giới hạn và đưa doanh nghiệp của mình phát triển về lâu về dài.

Relevant (Sự liên quan)

Những mục tiêu SMART trong kinh doanh phải liên quan và thống nhất với định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp bạn, đồng thời giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng. Từ đó, bạn có cơ sở để điều chỉnh hoạt động thật hợp lý nhằm đạt được lần lượt các mục tiêu của mình.

Mục tiêu SMART trong kinh doanh
Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Time bound (Thời gian cụ thể) 

Muốn tập trung thực hiện được một mục tiêu đúng thời hạn và mang lại nhiều giá trị cho lộ trình kinh doanh của doanh nghiệp mình thì bạn cần phải đề ra một giới hạn thời gian cụ thể. Từ đó bạn sẽ nghiêm khắc và kỷ luật hơn trong việc hướng tới đạt được những mục tiêu và công việc quan trọng đã đề ra, hạn chế tối đa tình trạng kế hoạch kinh doanh bị đình trệ.

Mục tiêu SMART trong kinh doanh
Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh

Ví dụ 1: Mục tiêu đạt doanh số cao hơn 20% so với tháng trước

Khi xây dựng mục tiêu SMART trong kinh doanh ở trường hợp này thì ta nên làm những gì? 

  • Specific:  Đạt doanh số cao hơn 20% so với tháng trước 
  • Measurable:  Xác định khối lượng công việc cần làm và chọn ra kênh bán hàng phù hợp nhất để đưa sản phẩm ra thị trường. 
  • Attainable: Đầu tư cho chiến lược quảng cáo cả online và offline, đồng thời triển khai SEO để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 20%. 
  • Relevant: Tối ưu hóa các kênh truyền thông như website, mạng xã hội,…để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đồng thời áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
  • Time bound: 1 tháng kể từ lúc bắt đầu triển khai.
    Mục tiêu SMART trong kinh doanh
    Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Ví dụ 2:  Mục tiêu mở rộng thị phần

  • Specific: Mở rộng các cửa hàng phân phối sản phẩm. 
  • Measurable: Mục tiêu mở được ít nhất 3,000 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. 
  • Attainable: Sử dụng nguồn lực hiện có để đầu tư vào việc xây dựng 3,000 cửa hàng và chiến lược truyền thông quảng bá. 
  • Relevant: Tận dụng các kênh truyền thông để thu hút sự quan tâm của khách hàng tại thị trường dành cho 3,000 cửa hàng sắp sửa khai trương. 
  • Time bound: Hoàn thành trong vòng 2 năm kể từ ngày triển khai. 

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng mục tiêu SMART trong kinh doanh, chúc các bạn áp dụng thành công. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one