Tìm hiểu về mô hình SMART trong kinh doanh

Làm việc không có mục tiêu hay kế hoạch đều dễ dẫn đến thất bại. Đó là lí do vì sao bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nghiên cứu mô hình SMART trong kinh doanh trước khi triển khai bất cứ hoạt động nào. Nếu bạn chưa hiểu về SMART, cùng TMS tham khảo bài viết dưới đây nhé!

SMART là gì?

SMART là mô hình dùng để xác định mục tiêu và đánh giá tính thực tế, khả năng thành công của ý tưởng và mục tiêu kinh doanh. Các chuyên gia Marketing và doanh nghiệp thường dùng mô hình SMART trong kinh doanh để xem xét về tính khả thi của các kế hoạch kinh doanh, từ đó đề xuất hoặc bát bỏ những ý tưởng kém thực tế.

Với người hoạch định chiến lược kinh doanh, SMART giúp họ thực tế hóa ý tưởng của mình, hình thành nên một kế hoạch nhắm đến đúng mục tiêu, vận dụng nguồn lực một cách hợp lý và thông minh. Sự góp mặt của mô hình SMART trong kinh doanh giúp bạn thuyết phục cấp trên bằng cách trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, với mô hình phân tích khoa học, logic.

4 yếu tố của mô hình SMART trong kinh doanh

SMART bao gồm 5 yếu tố cơ bản làm nên một kế hoạch kinh doanh khả thi:

Specific – Đơn giản, cụ thể, hợp lý

Kế hoạch kinh doanh của bạn phải có mục tiêu rõ ràng và hợp lý, điều này giúp bạn tập trung nỗ lực tiếp thị và kinh doanh vào đúng chỗ. Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ vạch ra quy trình thực hiện để đạt được mục tiêu. Để mục tiêu kinh doanh đáp ứng được những tiêu chí như kể trên, cần trả lời những câu hỏi như:

  • Mục đích cuối cùng của bạn là gì?
  • Tai sao mục tiêu này lại quan trọng?
  • Những ai/ đơn vị nào liên quan đến mục tiêu này?
  • Địa điểm triển khai các hoạt động để đạt được mục tiêu này?
  • Cần những nguồn lực nào để đạt được mục tiêu?

Measurable – Có thể đo lường

Với mô hình SMART trong kinh doanh, Measurable là yếu tố vô cùng quan trọng. Một kế hoạch hoàn hảo phải đáp ứng tính đo lường được, bởi đây là cách bạn theo dõi tiến trình và đánh giá hiệu suất của từng công việc.

Measurable giúp bạn đảm bảo quan sát từng bước triển khai một cách sát sao, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Bên cạnh đó có đo lường cụ thể bạn mới đánh giá được mức độ hiệu quả và giá trị thực tế mà ý tưởng kinh doanh mang lại.

Tìm hiểu về mô hình SMART trong kinh doanh
Tìm hiểu về mô hình SMART trong kinh doanh

Achievable – Có tính thực tế

Khi đề xuất ý tưởng hoặc kế hoạch kinh doanh, cần đảm bảo ý tưởng của bạn có tính thực tế, khả thi và mục tiêu mà bạn đưa ra có thể đạt được. Mô hình SMART trong kinh doanh giúp bạn không bỏ quên tính khả thi của kế hoạch, bởi nếu không có tiềm năng thành công, một ý tưởng kinh doanh sẽ khó được chấp nhận.

Người đưa ra mục tiêu và triển khai kế hoạch cần xác định tính thực tế để biết liệu nỗ lực tiếp thị và kinh doanh đã đủ đem lại hiệu quả hay chưa, hoặc bạn sẽ đạt được kết quả trong thời gian ngắn hay dài, từ đó phân bổ lại nguồn lực đầu tư một cách hợp lý.

Relevant – Có liên quan

Mô hình SMART trong kinh doanh có tính đến yếu tố “Relevant” của mục tiêu đặt ra. Cụ thể mục tiêu này phải có liên quan đến tầm nhìn chung, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Ý tưởng kinh doanh phải liên quan đến ngành hàng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các phòng ban, mục tiêu của họ phải hướng đến đẩy mạnh hiệu quả công việc, hướng đến sự phát triển đi lên của công ty. Mục tiêu cá nhân của nhân viên phải liên quan đến định hướng phát triển, nội dung công việc, chức vụ của họ.

Time Bound – Thời gian dự tính đạt được mục tiêu

Để một kế hoạch thành công, bạn phải dự tính thời gian triển khai và đặt ra thời hạn hoàn thành. Với mô hình SMART trong kinh doanh, thời gian là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hiện thực hóa mục tiêu và ý tưởng.

Việc đặt ra thời hạn giúp bạn sắp xếp và phân bổ nguồn lực của mình vào những công đoạn, công việc khác nhau một cách hợp lý. Đồng thời nó cũng tạo ra động lực phấn đấu cho đội ngũ nhân viên trong quá trình thực hiện kế hoạch. Nỗ lực hoàn thành công việc đúng thời hạn dự tính cũng là một trong những cách tránh làm lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.

Ví dụ về ứng dụng mô hình SMART

Mô hình SMART trong kinh doanh được ứng dụng như sau:

Tìm hiểu về mô hình SMART trong kinh doanh
Tìm hiểu về mô hình SMART trong kinh doanh

Ví dụ: Mục tiêu của phòng Marketing là số lượng khách hàng đăng ký nhận email tiếp thị tăng 50% trong 3 tháng, sử dụng ngân sách quảng cáo Facebook để tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng.

  • Specific: Tăng lượng người dùng đăng ký nhận mail bằng cách triển khai Facebook Ads cho những post có lượt xem và tương tác cao nhất.
  • Measurable: Tắng 50% lượng khách hàng tiềm năng đăng ký nhận email.
  • Achiveable: Phòng Marketing từng áp dụng chiến lược Email Marketing và số người xem quan tâm, đăng ký nhận mail đã tăng 35% so với trước đó.
  • Relevant: Tăng số lượng người xem đăng ký nhận email giúp tăng lượt truy cập website, tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Time – bound: Thực hiện trong 3 tháng.

Mô hình này rất hữu hiệu trong việc xác định và kiểm tra những yếu tố cơ bản chi phối mức độ thành công của kế hoạch kinh doanh. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về mô hình SMART trong kinh doanh. Theo dõi TMS để cập nhật tin tức Marketing – Kinh doanh bạn nhé!

Xem thêm:

Cách xây dựng mục tiêu SMART trong kinh doanh chi tiết và cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one