Marketing Campaign là gì? 7 bước hình thành và triển khai

Marketing Campaign, hay còn gọi là chiến dịch Marketing, là loạt hành động tiếp thị có tổ chức được lên kế hoạch từ trước nhằm đạt được mục tiêu quảng bá danh tiếng hay tiêu thụ sản phẩm. Vậy làm sao để phát triển các chiến dịch Marketing và khiến chúng hiệu quả?

Marketing Campaign và Marketing Strategy

Marketing Campaign và Marketing Strategy là hai thuật ngữ có tên tiếng Việt tương ứng là Chiến dịch Marketing và Chiến lược Marketing. Đây là hai thuật ngữ riêng biệt, song lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nếu bạn muốn hoạch định thành công một trong hai, hoặc cả chiến lược lẫn chiến dịch Marketing, bạn phải phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Marketing Campaign

Marketing Strategy

  • Có tính chiến thuật nhằm đạt được mục tiêu tiếp thị
  • Là một loạt các hành động được lên kế hoạch rõ ràng nhằm tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Có mục tiêu cần nhắm tới và kết quả đo lường được
  • Là tập hợp các mục tiêu tiếp thị cần đạt được
  • Đưa ra các định hướng tiếp thị và phương án tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Có tính tổng thể và là định hướng marketing cho doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định
marketing campaign
Marketing campaign là gì?

Như vậy, các Marketing Campaign đều phát triển trên định hướng chiến lược Marketing và bám sát chiến lược này. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo sự hiệu quả của chiến dịch cũng như tính nhất quán của chiến lược tiếp thị mà mình đang theo đuổi.

Hình thành và triển khai chiến dịch Marketing

Bước 1: Xác định mục tiêu cuối

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng khi bạn nghĩ đến việc hình thành một Marketing Campaign. Bởi lẽ mục tiêu là đích đến mà cả chiến dịch sẽ bám sát, đồng thời cũng được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch.

Hãy đặt ra cho mình một con số cụ thể. Ví dụ như doanh thu 50 triệu, tỷ lệ khách hàng quay lại website tăng 15%,… Mục tiêu càng cụ thể thì việc vạch kế hoạch càng đơn giản, kế hoạch càng chi tiết. Đích đến của một chiến dịch có thể là:

  • Quảng cáo sản phẩm mới (lượt tiếp cận)
  • Tăng doanh số (số đơn hàng)
  • Tăng lượng khách hàng mới (số đơn hàng từ khách hàng mới)
  • Tăng thời gian khách hàng ở lại trang web
  • Tăng tỷ lệ khách hàng quay lại trang web
  • Nhận được đánh giá tốt
  • Nâng cao độ nhận diện thương hiệu

Bước 2: Giới hạn ngân sách

Xác định và giới hạn ngân sách giúp bạn tránh việc đầu tư thua lỗ vào một chiến dịch không hiệu quả. Khi nảy ra ý tưởng nào cho Marketing Campaign, đừng quên tính toán chi phí để xác định chiến dịch đó có khả thi hay không.

Trước tiên, hãy ước tính một chiến dịch có thể đem lại cho bạn bao nhiêu khách hàng và tính giá trị vòng đời của những khách hàng trung thành hiện tại. Theo lý thuyết, nếu một khách hàng đem lại lợi nhuận 1 triệu đồng và bạn ước chừng có thể thu hút được 2 khách hàng với chiến dịch của mình, bạn có thể đầu tư vào đó 1 triệu đồng.

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng

Khách hàng mục tiêu của Marketing Campaign được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên hãy kết hợp đặc điểm nhân khẩu học mà bạn thu thập được từ khảo sát (hoặc số liệu nếu bạn triển khai chiến dịch trên các kênh marketing online) và mục tiêu chiến dịch.

Thông qua việc phân tích khách hàng cũ, bạn sẽ chọn lọc được đặc điểm của tệp khách hàng mình hướng đến. Bên cạnh đó, đừng quên lưu ý đến xu thế hiện hành để không bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng.

Bước 4: Lên kế hoạch nội dung

marketing campaign
Marketing Campaign là gì? 7 bước hình thành và triển khai

“Content is King” – nhận định này đúng trong rất nhiều trường hợp và chiến dịch tiếp thị. Nội dung của Marketing Campaign chứa đựng thông điệp mà chiến dịch muốn truyền tải. Đây cũng là công cụ để thuyết phục khách hàng đến với dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp.

Bạn có thể sáng tạo nội dung ở nhiều định dạng, song chúng phải nhất quán về thông điệp và giọng điệu, mang bản sắc riêng của doanh nghiệp. Và đặc biệt là phải phù hợp để hướng đến khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ có lợi cho những chiến dịch sau, tạo nên sự nhất quán và hình thành ấn tượng sâu sắc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Chọn kênh tiếp thị

Việc chọn kênh tiếp thị phải đảm bảo phù hợp 2 yếu tố được nhắc đến ở bước 2 và 3: ngân sách và khách hàng mục tiêu.

Trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu, bạn sẽ xác định được doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách hàng ở những kênh nào? Đâu là kênh đem lại khả năng tiếp cận cao và có chi phí hợp lí.

Ví dụ: Email Marketing phù hợp với những chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm cao cấp, tổ chức sự kiện cộng đồng. Song nếu bạn muốn triển khai Marketing Campaign cho một shop quần áo, các mạng xã hội như Facebook, Instagram sẽ là kênh tiếp thị phù hợp hơn.

Bước 6: Triển khai và giám sát

Một khi đã triển khai, hãy luôn theo dõi và bám sát các giai đoạn của Marketing Campaign. Tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng mà bạn có thể đưa ra cách thức khảo sát và theo dõi chiến dịch.

Ví dụ: Nếu triển khai chiến dịch tiếp thị trên Facebook (cụ thể là Facebook ads) và mục tiêu là tăng doanh số của Fanpage, bạn có thể theo dõi số đơn hàng đặt trực tiếp trên Fanpage. Nếu con số này tăng trưởng với mức độ khả quan, hãy thay Content bằng phương án dự phòng và theo dõi sự thay đổi.

Bước 7: Đo lường và phân tích kết quả

marketing campaign
Đánh giá hiệu quả của Marketing campaign

Khi Marketing Campaign kết thúc, bạn sẽ thu được số liệu toàn diện về chiến dịch của mình. Thông qua việc so sánh những con số thu được và đối chiếu với mục tiêu lập ra ở bước 1, bạn sẽ biết được mức độ hiệu quả của chiến dịch.

Với những kênh Marketing Online, việc thu thập số liệu chi tiết khá đơn giản. Điều này giúp việc phân tích chi tiết từng khía cạnh của chiến dịch trở nên dễ dàng hơn.

Trên đây là 7 bước hình thành và triển khai Marketing Campaign dành cho người mới. Nếu bạn cần lên kế hoạch Marketing hoặc hoạch định chiến lược Marketing tổng thể, liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one