Brand Marketing (được nhiều người gọi là Marketing Brand) là chiến lược Marketing đã có từ rất lâu và được các thương hiệu nổi tiếng áp dụng thành công. Vậy Brand Marketing là gì và có thật sự cần thiết với doanh nghiệp vừa và nhỏ? Mời bạn đọc tham ngay những chia sẻ dưới đây của TMS nhé.
Marketing Brand là gì?
Brand Marketing (hay Marketing Brand) có nghĩa tiếng Việt là tiếp thị thương hiệu, với mục tiêu chính nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trước người tiêu dùng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu giữa những đối thủ khác.
Trước đây, những doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau thường tập trung theo đuổi việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, ngoài việc phát triển và cho ra đời sản phẩm ngày một chất lượng, độc đáo, các thương hiệu còn phải tận dụng khai thác tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Và đó là lí do Marketing Brand ngày càng phổ biến.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần tiếp thị thương hiệu?
Chúng ta đã thấy rất nhiều ví dụ về doanh nghiệp Marketing Brand thành công, bằng chứng là sự phát triển về cả quy mô lẫn danh tiếng của những doanh nghiệp đó. Tuy nhiên làm truyền thông cho thương hiệu cũng hao tốn tài nguyên và nhân lực. Hay nói cách khác là cần được đầu tư về thời gian và tài chính. Vậy liệu những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nên áp dụng Brand Marketing?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết phải nhìn vào những gì mà Marketing Brand đem lại cho doanh nghiệp. Trong một khoảng thời gian giới hạn, tiếp thị thương hiệu không có khả năng đem lại sự gia tăng doanh thu vượt trội như những chiến dịch Marketing ngắn hạn khác. Song về lâu dài, phương thức Marketing này mang đến cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phát huy bản sắc và phong cách riêng rất quan trọng. Những doanh nghiệp có tone of voice riêng sẽ thu hút được một đối tượng, nhóm khách hàng nhất định. Cùng với sự phát triển của công ty, đây sẽ là nhóm khách hàng trung thành đem lại doanh thu và giúp công ty lan truyền danh tiếng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể chạy đua với những đối thủ lớn mạnh khác dù sản phẩm của họ không thua kém về chất lượng.
Lúc này, Marketing Brand giúp doanh nghiệp nhỏ vẽ ra hướng đi khác hướng đến khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp có thể không xuất hiện nhiều trước công chúng. Song chỉ cần mỗi một lần xuất hiện bạn đều thu hút và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ. Điều này sẽ thôi thúc khách hàng tìm hiểu hoặc chí ít nhớ đến sản phẩm của bạn.
Cách tiếp thị này đánh vào tâm lí người tiêu dùng, yếu tố mà theo nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng hơn cả nhu cầu sử dụng hàng hóa của họ. Với Marketing Brand, doanh nghiệp nhỏ sẽ không trở nên độc nhất trong lĩnh vực hay thị trường (vốn là điều không tưởng), mà sẽ độc nhất trong tâm trí người dùng.
Chỉ số đo lường của Marketing Brand
Mỗi chiến lược hay phương thức tiếp thị đều có chỉ số đo lường mức độ hiệu quả riêng. Marketing Brand hiệu quả là khi giúp doanh nghiệp phát triển, tăng doanh thu, mở rộng quy mô và mức độ ảnh hưởng, tăng thị phần.
Tuy nhiên với những chiến dịch tiếp thị thương hiệu, các chỉ số đo lường chi tiết có thể bao gồm:
Cách khách hàng chi tiêu
Marketing Brand khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, hướng đến việc tạo nên nhóm khách hàng trung thành và duy trì thói quen mua hàng của họ. Sự trung thành này được thể hiện qua tỷ lệ giữ chân khách hàng, doanh số mà họ đóng góp, giá trị vòng đời khách hàng.
Nhận thức và phát ngôn của khách hàng về thương hiệu
- Nhận thức và tương tác của khách hàng với thương hiệu
- Lượt nhắc đến và tương tác với thương hiệu trên các trang mạng xã hội
- Tương quan truyền thông
- Mức độ hài lòng của khách hàng
Hành động của khách hàng
- Lượt tìm kiếm tự nhiên có liên quan đến thương hiệu
- Thời gian trên trang và tỷ lệ thoát trang
- Lượt tìm kiếm, lượt truy cập và nguồn truy cập
Marketing Brand đem lại cho doanh nghiệp cách tiếp cận riêng đến khách hàng, từ đó giúp họ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như tạo dấu ấn riêng và thu hút được nhóm khách hàng nhất định. Đầu tư hợp lý vào tiếp thị thương hiệu sẽ là nền móng để doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển bền vững, không dễ bị nhầm lẫn hay lấn át bởi những đối thủ lớn.