Những ai đi sâu vào tìm hiểu về Marketing và nghiên cứu thị trường sẽ ít nhiều nghe đến cụm từ ma trận BCG. Ma trận BCG, viết tắt của cụm từ Boston Consulting Group có khái niệm và các đặc điểm như sau.
Khái niệm ma trận BCG
Ma trận Boston Consulting Group (hay còn gọi là ma trận thị phần tăng trưởng) là khuôn khổ quản lý danh mục đầu tư, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định ưu tiên đối với những mảng kinh doanh của họ. Ma trận BCG chia các danh mục thành 4 nhóm tương ứng với 4 góc phần tư của đồ thị. Các nhóm (hay thành tố) này được minh họa bằng những ký hiệu như: dấu hỏi, ngôi sao, một vật nuôi, và cuối cùng là con bò in ký hiệu tiền tệ.
Các thành tố trong ma trận BCG
Như đã nói, ma trận BCG có 4 thành tố. Cùng phân tích 4 nhóm này nhé!
- Ngôi sao: Ngôi sao là nhóm gồm những sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Sản phẩm ở danh mục này có thị phần kinh tế và sức tăng trưởng lớn, chúng có khả năng sinh lời cao song cũng cần nguồn vốn đầu tư lớn để duy trì vị thế dẫn đầu.
- Dấu chấm hỏi: Trong ma trận BCG, dấu chấm hỏi phân loại những sản phẩm có tiềm năng phát triển, tốc độ tăng trưởng cao nhưng thị phần còn hạn hẹp. Nhìn chung, những sản phẩm này vẫn cần khoản đầu tư để cạnh tranh với đối thủ. Vì vậy nên đầu tư vào chúng hay bảo toàn vốn là “dấu chấm hỏi” lớn đối với doanh nghiệp.
- Con chó (hoặc 1 vật nuôi): Ngược lại với 2 mục trên, con chó đại diện cho sản phẩm khả năng cạnh tranh không cao, thị phần thấp và tốn chi phí đầu tư. Khoản lời mà sản phẩm/ ngành hàng danh mục này đem lại là không cao.
- Con bò sữa (có ký hiệu tiền tệ): Đây là danh mục những sản phẩm hội tụ một vài đặc điểm từ cả 3 mục trên trong ma trận BCG. Nhóm này chứa sản phẩm tăng trưởng thấp nhưng có thị phần cao và vẫn có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. Ưu điểm của chúng là khả năng sinh lời cao nhưng chi phí đầu tư thấp.
Ý nghĩa và ưu nhược điểm ma trận BCG
Ma trận BCG giúp doanh nghiệp phân các danh mục đầu tư thành các nhóm khác nhau để thấy rõ được những ưu nhược điểm của chúng cùng khả năng sinh lời, chi phí hao tổn, từ đó phân bổ vốn đầu tư và hoạch định chiến lược phát triển phù hợp.
Ý nghĩa trên cũng chính là ưu điểm của hình thức quản lý đầu tư dựa vào ma trận này. Tuy nhiên cách làm này cũng tồn tại những nhược điểm như:
- Không thể phân loại đối với những nhóm ngành, sản phẩm có cùng lúc những đặc tính của 2 hoặc nhiều nhóm danh mục
- Không xét đến các yếu tố bên ngoài có thể tác động và thay đổi những mục này
- Chỉ xét các nhóm ngành/ sản phẩm dựa trên thị phần và khả năng tăng trưởng, trong khi đó đây không phải là yếu tố duy nhất chi phối lợi nhuận
- Không xét đến khả năng cộng hưởng và hỗ trợ lẫn nhau giữa những nhóm ngành/ sản phẩm này
Có thể thấy, ma trận BCG là cách phân tích và xếp loại danh mục đầu tư khá đơn giản, dễ hiểu và đem lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên ma trận này không thích hợp để phân tích chuyên sâu và định vị, đánh giá giá trị mà những sản phẩm/ ngành hàng của mỗi danh mục mang lại.
Ví dụ điển hình
Để hiểu hơn về cách doanh nghiệp áp dụng ma trận BCG trong phân loại ngành hàng, sản phẩm của mình, hãy tham khảo ví dụ từ Marks & Spencer – nhà bán lẻ lớn tại Anh. Marks & Spencer (tạm gọi tắt là M & S) sở hữu và đầu tư vào nhiều dòng sản phẩm, nhiều ngành hàng khác nhau, là công ty có mức tăng trưởng đáng tự hào và thị phần lớn, dẫn đầu thị trường Anh.
- Ngôi sao: Ngành hàng được xếp vào mục ngôi sao của M & S là đồ lót nữ. Thị phần đồ lót nữ mà M & S nắm giữ rất lớn, đây cũng là ngành có mức tăng trưởng cao và đem lại cho doanh nghiệp này nhiều lợi nhuận nhất.
- Dấu hỏi: Doanh nghiệp này đầu tư vào cả thực phẩm, dù từng không quá chú trọng vào ngành này. M & S Simple Food hiện đang có hơn 4000 cửa hàng trải dài khắp nước Anh. Họ không chiếm được thị phần cao như đối thủ, song thực phầm M & S có mức tăng trưởng khá tốt và là ngành đáng đầu tư.
- Con bò: Những dòng sản phẩm M & S Classic nằm ở danh mục con bò trong ma trận BCG của họ. Dù có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng dòng sản phẩm này có số lượng khách hàng trung thành lớn, dẫn đến thị phần cao.
- Con chó: Trong danh mục con chó là dòng sản phẩm M & S Signature – sản phẩm thời trang nam nữ cao cấp. Phân khúc cao cấp khiến họ khó tiếp cận khách hàng, dẫn đến tăng trưởng thấp và không chiếm thị phần lớn. Song mức giá cao của mỗi sản phẩm bán ra vẫn đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp này.
Trên đây là khái niệm, ưu nhược điểm và ví dụ điển hình giúp bạn hiểu hơn về ma trận BCG. Theo dõi mục tin tức của Truyền thông TMS để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức về Marketing – kinh doanh nhé!
Xem thêm:
Các loại đối sánh từ khóa Google Ads và mục đích dùng