Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Mua bán qua mạng Internet là hình thức kinh doanh linh động, tiếp cận được nhiều khách hàng và giúp người kinh doanh tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nhiều người vẫn luôn thắc mắc kinh doanh online có phải đóng thuế không, và cách tính thuế như thế nào. Nếu bạn có cùng câu hỏi, cùng Truyền thông TMS tìm lời giải qua bài viết sau nhé!

Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Kinh doanh online có phải đóng thuế không?” là thắc mắc của đa phần người kinh doanh khi bước đầu bắt tay vào xây dựng shop, cửa hàng online. Một số người thậm chí không ý thức được việc kinh doanh online phải chịu thuế, dẫn đến vô tình phạm phải một số quy định của pháp luật về việc đóng thuế. Vậy kinh doanh onlien có phải đóng thuế không, và phải đóng bao nhiêu loại thuế?

Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?
Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Pháp luật hiện hành chưa có đạo luật về thuế dành riêng cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online.

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, người nộp thuế ở điều 1 nêu trên không bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/ năm. Như vậy những ai kinh doanh online có doanh thu dưới 100 triệu/ năm (dương lịch) sẽ không phải nộp thuế.

Mục đích của việc đóng thuế là thể hiện sự ý thức về trách nhiệm của người làm kinh doanh với cộng đồng, xã hội bởi dù ít hay nhiều thì công việc kinh doanh của họ cũng dựa trên sự ủng hộ và cơ sở vật chất của cả cộng đồng. Bên cạnh đó số tiền thuế mà bạn phải đóng cho cơ quan Nhà nước không quá lớn so với thu nhập từ việc kinh doanh, vì vậy hành vi trốn thuế là không chấp nhận được và chắc chắn người trốn thuế sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3 Loại thuế phải nộp khi bán hàng online

Qua phần đầu tiên, bạn hẳn đã biết được kinh doanh online có phải đóng thuế không. Vậy nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn kinh doanh qua mạng và có doanh thu vượt 100 triệu mỗi năm, bạn sẽ phải đóng thuế như thế nào?

Dưới đây là 3 loại thuế người kinh doanh phải đóng:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT hay VAT)

Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?
Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên sự tăng thêm giá trị của hàng hóa được phát sinh trong khâu sản xuất, lưu thông, vận chuyển hàng hóa đến tay người dùng. Công thức tính thuế GTGT như sau:

Thuế GTGT = Doanh thu x Thuế suất của đối tượng nộp thuế

Mức thuế suất được phân ra thành 4 bậc, khi tính thuế GTGT, bạn có thể dựa vào bậc của bản thân để tìm ra thuế suất phù hợp mà mình phải chịu:

  • Người phân phối, cung cấp hàng hóa: Thuế suất 1%
  • Người cung cấp dịch vụ: Thuế suất 5%
  • Người kinh doanh vận tải, dịch vụ đi liền với hàng hóa: Thuế suất 3%
  • Đối tượng kinh doanh khác: Thuế suất 2%

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?
Giải đáp: Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Công thức tính thuế TNCN tương tự với thuế GTGT:

Thuế TNCN = Doanh thu x Thuế suất của đối tượng nộp thuế

Thuế suất của thuế TNCN cũng được quy định 4 bậc, cụ thể như sau:

  • Người phân phối, cung cấp hàng hóa: Thuế suất 0,5%
  • Người cung cấp dịch vụ: Thuế suất 2%
  • Người kinh doanh vận tải, dịch vụ đi liền với hàng hóa: Thuế suất 1,5%
  • Đối tượng kinh doanh khác: Thuế suất 1%

Thuế môn bài

Ngoài hai loại thuế trên, người kinh doanh có giấy phép còn cần nộp thuế môn bài. Tuy nhiên thuế môn bài không tính theo công thức trên mà được quy định các mức tiền nộp tương ứng với doanh thu, cụ thể:

  • Doanh thu từ 100 – 300 triệu một năm: 300.000 đồng/ năm
  • Doanh thu từ 300 – 500 triệu/ năm: 500.000 đồng/ năm
  • Doanh thu > 500 triệu một năm: 1.000.000 đồng/ năm

Những cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế, mã số doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm sẽ nộp thuế môn bài cả năm. Những đối tượng đăng ký ở nửa sau của năm chỉ cần nộp 50% thuế môn bài mỗi năm.

Ví dụ bạn đăng ký kinh doanh thành công và nhận mã số thuế vào tháng 3, bạn sẽ phải đóng thuế môn bài cho cả năm.

Mong là thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “kinh doanh online có phải đóng thuế không? và biết rõ những loại thuế mà mình cần nộp. Theo dõi TMS để cập nhật thông tin về lĩnh vực này nhé!

Xem thêm:

Bạn từng nghe qua 5 ý tưởng kinh doanh online tại nhà này?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one