Kích thước website chuẩn là yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quy trình thiết kế website, mặc dù khái niệm này có vẻ khá mông lung với đa số người dùng. Tuy nhiên thực tế kích thước website lại ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng và thậm chí ảnh hưởng đến SEO. Vậy kích thước website chuẩn là bao nhiêu và được quy định như thế nào?
Vì sao website cần có kích thước chuẩn?
Hầu hết mọi người dùng Internet khi truy cập vào một trang web doanh nghiệp đều muốn tìm hiểu thông tin và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp thông qua website của họ. Đó cũng là lí do mà website được coi là “bộ mặt” của doanh nghiệp trên Internet, ảnh hưởng lớn đến cách khách hàng đánh giá một công ty.
Kích thước website chuẩn đem lại những lợi ích:
- Đem lại ấn tượng tốt trong mắt người dùng về một trang web được đầu tư nghiêm túc và công ty chuyên nghiệp.
- Giúp nội dung, hình ảnh của website hiển thị rõ ràng, thông qua đó người truy cập có thể đọc và xem thông tin hay thực hiện các thao tác một cách dễ dàng, nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Đem lại sự tiện lợi cho người xem khi họ có thể truy cập website với mọi thiết bị thông minh hay mọi trình duyệt.
Có thể thấy, kích thước website chuẩn đem lại cho người dùng trải nghiệm tốt và đánh giá tốt về trang web cũng như thương hiệu. Vì vậy đây cũng được xem như yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trang web và là tiêu chí đánh giá website của Google.
Đơn vị đo kích thước website
Kích thước website chuẩn được đo bằng nhiều loại đơn vị khác nhau. Dưới đây là các đơn vị đo phổ biến:
- Pt, in, pc, mm, cm: Những đơn vị này là cố định và không thay đổi khi bạn đổi màn hình hiển thị. Đồng thời chúng cũng có tính đồng bộ với nhau. Nếu bạn sử dụng font chữ Arial 14pt cho một số mục thì tất cả các mục này sẽ hiển thị có cùng chuẩn kích thước 14pt trên mọi thiết bị.
- Pixel (px): Pixel còn được gọi là đơn vị điểm ảnh. Số lượng điểm ảnh trong một phạm vi được tính là độ phân giải pixel của phạm vi đó.
- %, em, rem: Đơn vị % khi được gán cho một nội dung sẽ quy định nội dung đó có kích thước bằng bao nhiêu % của độ rộng màn hình hiển thị. “em” cũng tương tự % nhưng là đơn vị dành cho font chữ, “rem” là đơn vị dành cho html.
2 loại kích thước website chuẩn
Khi thiết kế website, designer sẽ chọn 1 trong 2 loại kích thước website chuẩn:
- Fluid Layout: Website loại này có kích thước lưu động, tức là có thể phóng to thu nhỏ theo tỷ lệ % để phù hợp với các độ phân giải khác nhau.
- Fixed Layout: Website có kích thước dạng Fixed Layout không thể thu phóng, kích thước phần nội dung là cố định và không thay đổi theo chiều rộng của màn hình hiển thị.
Fixed Layout
Thông thường designer thích kích thước Fixed Layout vì chúng không ảnh hưởng để cấu trúc của website khi hiển thị trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của loại layout này là sẽ hiển thị khoảng trống lớn ở hai bên trong trường hợp hiển thị trên màn hình có kích thước (độ phân giải) lớn.
Kích thước website chuẩn đối với thiết kế dạng Fixed Layout thường thấy là 800px, 960px, 1000px hoặc 1260px. Dù kích thước này là cố định, chúng vẫn cho khả năng hiển thị sắc nét trên nhiều thiết bị có độ phân giải cao.
Fluid Layout
Ngược lại với Fixed Layout, trang web có kích thước website chuẩn dạng lưu động giúp hiển thị đầy đủ giao diện web ở mọi loại màn hình nhờ có thanh kéo ngang, đồng thời không hiển thị khoảng trắng như Fixed Layout. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là có thể khiến bố cục trăng web thay đổi khi hiển thị ở thiết bị khác và hạn chế khi kết hợp với nội dung dạng video hay hình ảnh.
Hầu như không có con số cụ thể cho kích thước website chuẩn dạng Fluid Layout bởi website sẽ hiển thị ở những thiết bị khác nhau theo tỷ lệ % so với kích thước chuẩn của trang web. Bên cạnh đó chất lượng hiển thị cũng có thể thay đổi theo độ phân giải của màn hình bởi Fluid Layout hạn chế dùng pixel.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thước website chuẩn và ảnh hưởng của chúng đối với trải nghiệm người dùng. Theo dõi TMS để tìm hiểu thêm về thiết kế website và các thủ thuật SEO nhé!