Khám phá những mô hình funnel marketing phổ biến nhất

Funnel marketing hay phễu marketing là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với những marketer lành nghề. Nhưng với người mới chập chững bước chân vào lĩnh vực marketing thì thuật ngữ này vẫn còn tương đối mới mẻ và không dễ để làm quen. Vì vậy hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về funnel marketing nhé!

Thế nào là funnel marketing? 

Funnel marketing có thể được hiểu là mô hình chuyên ghi chép, mô tả lại hành trình mua sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. Hành trình này bắt đầu từ lúc khách hàng tìm hiểu về một doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ, trải qua nhiều sự tiến triển trong tâm lý và hành vi rồi cuối cùng là tiến đến hành động chi tiền mua sản phẩm/dịch vụ ấy.

Nếu doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động marketing online thì funnel marketing là một phương tiện rất hữu hiệu để đo lường và kiểm soát hoạt động của khách hàng. 

funnel marketing
Funnel marketing là gì?

Lợi ích của funnel marketing đối với doanh nghiệp

Tăng tỷ lệ chuyển đổi  

Với khả năng theo dõi được hành trình của khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa vào funnel marketing để xây dựng chiến lược tiếp thị và chăm sóc khách hàng để họ đi đến bước cuối cùng của hành trình là “mua hàng”.

Nếu làm tốt, doanh nghiệp có khả năng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của mình vì khách hàng đã có cảm tình với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, do đó họ sẽ không ngần ngại chi tiền để mua sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Xác định và khắc phục các vấn đề

Một ưu điểm khác của phễu marketing đó là giúp doanh nghiệp kiểm soát được quy trình bán hàng của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể phân chia khách hàng và quy trình bán hàng thành từng giai đoạn khác nhau để xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp nhất với từng giai đoạn. Đồng thời tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng để cải thiện nhanh chóng và chính xác nhất. 

Khả năng đo lường hiệu quả 

Đây chính là lợi ích nổi bật nhất của funnel marketing. Với khả năng đo đạc được lượng khách hàng ở mỗi giai đoạn, doanh nghiệp có thể tính toán được nguồn lực đầu tư hợp lý và cải thiện chiến lược marketing ở mỗi giai đoạn cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tiếp thị cao nhất.

Các funnel marketing phổ biến

Bạn đầu, funnel marketing chỉ có mô hình AIDA, nhưng sau một quá trình dài phát triển, các doanh nghiệp dần cải tiến AIDA thêm thành 3 mô hình phễu khác nhằm phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình phễu marketing AIDA

funnel marketing
Ứng dụng mô hình AIDA trong marketing

Đây là mô hình phễu đầu tiên và cơ bản nhất, nó bao gồm 4 giai đoạn sau: 

  • Awareness (Nhận biết): Khách hàng tiềm năng nhận biết đến sự tồn tại của sản phẩm/dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp. 
  • Interest (Thích thú): Khách hàng tiềm năng nhận thấy những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mang lại có thể giải quyết các nhu cầu của họ. 
  • Desire (Khao khát): Khách hàng muốn tận mắt nhìn thấy những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ. 
  • Action (Hành động): Khách hàng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô hình phễu marketing thứ hai 

Khác với AIDA, mô hình phễu này có nhiều tầng hơn để tìm hiểu chi tiết hơn vào quá trình mua hàng của khách. Sau giai đoạn nhận thức và thích thú thì còn có thêm những giai đoạn sau đây: 

  • Consideration (Cân nhắc): Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được so sánh với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 
  • Intent (Ý định): Khách hàng thể hiện sự quan tâm ban đầu với sản phẩm/dịch vụ như thêm nó vào giỏ hàng hoặc ghi vào danh sách sản phẩm cần xem xét. 
  • Evaluation (Đánh giá): Khách hàng đã xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm/dịch vụ và sẵn sàng đi đến quyết định mua hàng. 
  • Purchase (Mua hàng): Khách hàng chi tiền để mua sản phẩm.dịch vụ của doanh nghiệp.

Tuy tìm hiểu sâu hơn về quá trình mua hàng của khách tuy nhiên mô hình funnel marketing này có kết quả nhận được cũng không khác gì AIDA khi doanh nghiệp mất đi một lượng lớn khách hàng ở cuối phễu. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng không được thể hiện rõ ở 2 mô hình này, đây là cơ sở để mô hình phễu thứ 3 được hình thành. 

Mô hình phễu marketing thứ 3 

Mô hình này tập trung vào việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu khi thêm vào 2 yếu tố là: 

  • Loyalty (Lòng trung thành): Hành động quay trở lại mua hàng thường xuyên sau lần mua đầu tiên của khách. 
  • Advocacy (Sự ủng hộ sau khi mua hàng): Khách hàng khi đã trung thành với thương hiệu sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến những người khác.

Mô hình phễu marketing thứ 4

Tương tự với mô hình thứ 3 nhưng mô này thứ 4 này khai thác sâu hơn vào quá trình xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng kể cả sau khi đã bán được hàng. 

  • Demand Generation (Tạo nhu cầu): Khách hàng bị lôi cuốn và hấp dẫn với những thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. 
  • Conversion (Chuyển đổi khách hàng): Từ những người chỉ quan tâm chuyển đổi thành người sẵn sàng chi tiền để mua hàng. 
  • Relationship Management (Quản lý mối quan hệ): Doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách kể cả sau quá trình mua hàng. 
  • Propagation (Lan truyền): Khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó giới thiệu với người thân và bạn bè.
funnel marketing
Funnel marketing

Trên đây là những chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất của truyền thông TMS về funnel marketing và những mô hình phễu được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one