Trong thời đại 4.0, doanh nghiệp đang ngày càng đẩy mạnh các chiến lược xây dựng thương hiệu trên internet để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình dễ dàng hơn, nhờ vậy thuật ngữ digital branding đã ra đời. Vậy digital branding là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Digital branding là gì?
Hãy bắt đầu đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Digital branding là gì?” bằng định nghĩa của nó.
Digital branding là thuật ngữ chỉ hoạt động xây dựng thương hiệu tại các nền tảng khác nhau trên internet như website, mạng xã hội, video,…Quá trình xây dựng này sẽ kết hợp nhuần nhuyễn với digital marketing để nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh online.
Những lợi ích mà digital branding mang lại cho doanh nghiệp
Với việc lượng khách hàng sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ mình cần ngày càng tăng, digital branding chính là chiến lược marketing online hiệu quả nhất vì nó cho khách thấy sự hiện diện tại mọi ngóc ngách trên internet của doanh nghiệp. Vậy vai trò thực sự của digital branding là gì?
Giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu
Sự hiện diện của doanh nghiệp tại các nền tảng khác nhau trên internet như website, mạng xã hội (Facebook, Instagram,…) là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng và tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng mới. Từ đó tìm hiểu và xác định đâu là tập khách hàng mục tiêu của mình để tập trung tiếp thị hướng đến đúng tập khách hàng đó.
Là cầu nối trực tuyến giữa khách hàng và doanh nghiệp
Lợi ích thứ hai của digital branding là gì? Đó chính là sự thuận lợi trong quá trình tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của người dùng internet.
Một khi người dùng đã tiếp cận được website hay kênh truyền thông online của doanh nghiệp bạn để đọc những nội dung có giá trị cao thì rất có khả năng họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai đấy!
Đẩy mạnh sự phổ biến của thương hiệu
Tính chất lan truyền thông tin nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí của mạng internet chính là phương tiện giúp doanh nghiệp truyền tải nội dung, thông điệp tiếp thị của mình đi đến khắp mọi nơi để tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể.
Những yếu tố làm nên sự thành công của digital branding
Logo
Đây chính là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng khi tìm hiểu về thương hiệu. Một logo chuyên nghiệp để sử dụng trong chiến lược digital branding cần phải:
- Làm nổi bật hình ảnh, giá trị cốt lõi và giúp khách hàng hiểu được thông điệp truyền thông của doanh nghiệp một cách khái quát nhất.
- Thiết kế đẹp mắt, rõ ràng và phong cách phải phù hợp với hình ảnh, định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. (Cổ điển hoặc hiện đại, nghiêm túc hoặc vui nhộn,…)
- Logo phải tương thích với mọi kích thước của các sản phẩm truyền thông như: card visit, biển quảng cáo, email marketing,…
Website
Muốn khẳng định sự chuyên nghiệp của mình mọi doanh nghiệp đều cần có một website để làm kênh thông tin chính thức trên internet. Khi khách hàng tiếp cận với website thì doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ, các chương trình khuyến mãi và thông tin liên lạc của doanh nghiệp
Tất cả nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, từ đó họ có thiện cảm hơn với doanh nghiệp và có tiềm năng trở thành những người sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Thông điệp từ thương hiệu
Yếu tố tiếp theo làm nên sự thành công của chiến lược digital branding là gì? Đó là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình.
Thông điệp từ thương hiệu cần phải:
- Thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng,
- Đồng nhất ở bất kỳ chiến dịch marketing và mọi nơi mà doanh nghiệp bạn xuất hiện trên internet.
- Có khả năng thay đổi theo nền tảng để phù hợp với thị hiếu của người dùng ở nền tảng đó (Facebook, Twitter, website,…)
Mạng xã hội
Mạng xã hội chính là thị trường kinh doanh online màu mỡ mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…đang ngày càng được doanh nghiệp chọn làm kênh truyền thông chủ đạo để cung cấp cho khách hàng thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ.
Tuy nhiên nếu muốn hoạt động hiệu quả trên mạng xã hội thì doanh nghiệp cần chú ý những điều sau đây:
- Facebook: Nội dụng mang tính cung cấp và định hướng thông tin.
- Instagram: Nội dung thiên về hình ảnh, video.
- Zalo: Nội dung cần phù hợp với đối tượng khách hàng lớn tuổi vì đây là tập khách hàng chủ yếu ở mạng xã hội này.
- Linkedin: Nơi chia sẻ những thông điệp chuyên nghiệp nhất của doanh nghiệp.
Quảng cáo trực tuyến
Khi triển khai chiến lược digital branding thì quảng cáo trực tuyến chính là phương tiện truyền thông hiệu quả nhất.
Nếu doanh nghiệp bạn có nguồn vốn lớn thì hãy đầu tư ngay cho các công cụ quảng cáo trực tuyến dưới đây để tăng độ phủ sóng của doanh nghiệp trên internet:
- Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google.
- Quảng cáo hiển thị (Display Ads).
- Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,…).
- Quảng cáo trên các thiết bị di động.
- Quảng cáo Remarketing.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi “Digital branding là gì?” và chia sẻ cho các bạn những yếu tố tạo nên sự thành công của chiến lược xây dựng thương hiệu trực tuyến. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn bất kỳ thắc mắc nào nhé!