Cross Platform là gì? 4 ưu điểm nổi bật của Cross Platform

Trong thời đại các nền tảng Online phát triển, hầu như mọi doanh nghiệp đều hướng đến ứng dụng đa nền tảng. Vậy đa nền tảng, hay Cross Platform là gì và đem lại lợi ích như thế nào? Cùng Tryền thông TMS tìm hiểu nhé!

Cross Platform là gì?

Cross Platform còn được gọi là đa nền tảng, là thuật ngữ chỉ những phần mềm hay ứng dụng có thể hoạt động trên nhiều nền tảng kết nối khác nhau. Để dễ hình dung Cross Platform là gì, có thể tham khảo ví dụ sau.

Platform được coi như nền tảng, ví như phần “móng” của công trình. Các ứng dụng, chương trình hay phần mềm được coi là phần kiến trúc xây dựng dựa trên “móng” đó. Nếu một kiến trúc có thể tồn tại trên nhiều loại “móng” khác nhau, nó được gọi là ứng dụng Cross Platform.

Cross Platform là gì? Lợi ích Cross Platform mang lại
Cross Platform là gì? Lợi ích Cross Platform mang lại

Bên cạnh định nghĩa Cross Platform là gì và các thuật ngữ liên quan, Wikipedia cũng đề cập đến 2 loại phần mềm Cross Platform:

  • Phần mềm có từng phiên bản được thiết kế, biên tập cho phù hợp với từng nền tảng
  • Phần mềm chạy trực tiếp trên các nền tảng mà không cần thiết kế riêng

Ưu điểm nổi bật của Cross Platform

Cross Platform đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân ứng dụng, phần mềm hoạt động đa nền tảng cũng như các nhà phát triển hay người sử dụng các ứng dụng, phần mềm đó.

Cross Platform là gì? Lợi ích Cross Platform mang lại
Cross Platform là gì? Lợi ích Cross Platform mang lại

Cụ thể ưu điểm của Cross Platform là gì?

  • Kiến trúc mạch lạc: Việc xây dựng các ứng dụng Cross Platform yêu cầu cao về mặt kiến trúc bởi kiến trúc mạch lạc mới giúp chúng hoạt động tốt trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên đây cũng là ưu điểm của đa nền tảng bởi phần mềm, ứng dụng sẽ cho hiệu năng cao, dễ fix lỗi, bảo trì.
  • Giảm tải code: Hầu như các lập trình viên chỉ lập trình ứng dụng Cross Platform bằng một bộ code có thể chạy đa nền tảng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ viết ít code hơn.
  • Dễ bảo trì và phát triển: Phần mềm đa nền tảng có kiến trúc mạch lạc, giúp cho việc bảo trì và mở rộng, phát triển phần mềm trở nên dễ dàng hơn.
  • Có thể tái sử dụng: Bộ mã của Cross Platform hoạt động tốt trên nhiều nền tảng khác nhau, vì vậy nó có thể được tái sử dụng cho những phần mềm Cross Platform hoặc phần mềm bình thường khác.

Khi một phần mềm hay ứng dụng có thể hoạt động trên nhiều nền “móng” khác nhau, chúng dễ thích ứng, dễ tiếp cận và có thể giúp người dùng tiết kiệm công sức trong việc nghiên cứu chuyển đổi hay tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng thích hợp.

Điều này cũng khá dễ hiểu bởi đa phần chúng ta đều thích những công cụ, giải pháp tiện nghi, tối ưu. Đây cũng là lí do mà các nhà sản xuất phần cứng, linh kiện máy tính hiện nay đều hỗ trợ đa nền tảng. Nói như vậy không có nghĩa đa nền tảng không có nhược điểm. Vậy điểm hạn chế của Cross Platform là gì?

Nhược điểm của Cross Platform là gì?

Chúng ta vừa tìm hiểu Cross Platform là gì và những lợi ích của các phần mềm đa nền tảng. Nhìn chung, ứng dụng chạy được trên nhiều nền tảng đem lại sự tiện nghi cho người dùng, tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng cho nhà sản xuất hay dễ phát triển, bảo trì,… Tuy nhiên rõ ràng điều này cũng sẽ có mặt trái. Cụ thể nhược điểm của Cross Platform là gì?

Cross Platform là gì? Lợi ích Cross Platform mang lại
Cross Platform là gì? Lợi ích Cross Platform mang lại

Theo đánh giá của các lập trình viên chuyên nghiệp, Cross Platform có tính ứng dụng và khả năng thích nghi cao, tuy nhiên khả năng khai khác thư viện của những nền tảng như IOS và Android còn thấp. Bên cạnh đó, quá trình cấp phép sử dụng và hoạt động cho những công nghệ dùng trong phát triển ứng dụng, phần mềm Platform khá tốn thời gian.

Tuy nhiên nếu so với một số hạn chế nhỏ, ưu điểm của Cross Platform vẫn nổi trội hơn. Lập trình viên và nhà phát hành có thể dựa trên ưu nhược điểm của đa nền tảng và những nền tảng khác để phát triển ứng dụng, phần mềm hay sản phẩm thích hợp.

Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu Cross Platform là gì và những ưu nhược điểm của đa nền tảng. Theo dõi TMS để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé!

Xem thêm:

10 mạng xã hội nước ngoài được yêu thích nhất thế giới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one