Kiểm tra và đánh giá website thường xuyên là một công đoạn mà mọi SEOer chuyên nghiệp đều cần chú trọng nhằm đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả của website trong suốt quá trình SEO. Và những công cụ đánh giá website của Google, tiêu biểu nhất là Google Analytics, hứa hẹn trở thành trợ thủ đắc lực của mọi SEOer trong công đoạn này.
Google Analytics – Công cụ đánh giá website của Google được ưa chuộng nhất
Khi nhắc đến các công cụ đánh giá website của Google mà SEOer cần biết thì không thể bỏ qua Google Analytics – một trong những công cụ đo lường và đánh giá hoạt động của website phổ biến nhất hiện nay.
Google Analytics là một công cụ đánh giá website hoàn toàn miễn phí và có khả năng cung cấp cho SEOer rất nhiều dữ liệu có độ tin cậy cao liên quan đến tình trạng website như:
- Lượng người dùng truy cập website.
- Tỷ lệ thoát trang của người dùng.
- Thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm.
- Những từ khóa mang lại hiệu quả SEO cao nhất cho website.
- Phản ánh chính xác hành vi của người dùng truy cập website.
- …
Với việc sử dụng Google Analytics để đánh giá một cách tổng quan nhất về website thì quá trình SEO website của các SEOer sẽ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Google Analytics hoạt động như thế nào?
Công cụ đánh giá website của Google này hoạt động theo 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Data Collection (Thu nhập dữ liệu)
Thông qua đoạn mã JavaScript đã kích hoạt sẵn từ lúc cài đặt, hệ thống của Google Analytics sẽ tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến các hoạt động của website rồi chuyển đến máy chủ của Google. Thông tin được thu thập thường xoay quanh người dùng thiết bị truy cập, vị trí truy cập, nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi,…)…
Bước 2: Configuration (Chuyển đổi dữ liệu)
Sau khi được chuyển đến máy chủ Google, mọi dữ liệu sẽ được Google Analytics chuyển đổi từ dạng dữ liệu sơ cấp ban đầu thành dạng dữ liệu thứ cấp. Đồng thời gửi báo cáo chi tiết đến Google.
Bước 3: Processing (Lựa chọn chỉ số muốn theo dõi)
Công cụ đánh giá website của Google này sẽ đưa ra cho SEOer những loại hình chỉ số để lựa chọn theo dõi thường xuyên tùy vào kế hoạch của SEOer.
Bước 4: Reporting (Báo cáo)
Sau khi đã trải qua 3 bước trên, Google Analytics sẽ gửi đến SEOer bản báo cáo chi tiết về mọi dữ liệu liên quan đến hoạt động của website mà SEOer cần.
Vai trò của Google Analytics
Công cụ đánh giá website của Google này mang đến cho SEOer rất nhiều tiện ích trong quá trình SEO website. Vậy cụ thể những tiện ích của Google Analytics là gì?
Hỗ trợ thống kê theo khung thời gian thực
Với tính năng này của Google Analytics, bạn có thể dễ dàng nắm được số lượng người truy cập website vào thời gian kiểm tra thực tế. Từ đó Google Analytics sẽ cung cấp đến bạn thông tin về ngày có lượng người truy cập website cao nhất để bạn cập nhật cho bản đánh giá tiến độ SEO website của mình.
Thu thập thông tin xoay quanh người dùng
Công cụ đánh giá website của Google này còn giúp SEOer biết được kênh nguồn mà người dùng sử dụng để truy cập website (Mạng xã hội, Google, quảng cáo, website khác,…). Đây chính là cơ sở để bạn điều chỉnh nội dung và chiến lược SEO sao cho thu về lượng traffic cao nhất.
Bên cạnh đó, Google Analytics cũng đem đến dữ liệu về thói quen của người dùng thông qua thời gian mà họ ở lại website, bài viết được truy cập nhiều nhất hay mức độ thoát trang,…
Ngoài ra bạn còn có thể biết được thiết bị mà người dùng sử dụng để truy cập website nhằm có kế hoạch tối ưu hóa website sao cho cải thiện tối đa trải nghiệm của người dùng.
Phân tích lưu lượng truy cập
Nhờ vào máy chủ định vị hoặc cookies của người dùng, Google Analytics còn cung cấp cho bạn lưu lượng truy cập và số liệu về nhân khẩu học của người dùng (giới tính, nhu cầu, vị trí địa lý,…).
Những công cụ đánh giá website khác mà Google cung cấp
Google Search Console
Google Search Console đứng ngay sau Google Analytics trong danh sách công cụ đánh giá website của Google và nó cũng hoàn toàn miễn phí.
Công cụ này mang đến cho bạn khả năng index bài viết nhanh chóng, tối ưu hóa chế độ hiển thị và hiệu quả của trang. Cũng như cung cấp thông tin về những lỗi tồn đọng của website (lỗi 404, lỗi server, lỗi thu thập dữ liệu), lượng traffic và từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất.
Google PageSpeed Insights
Công cụ này cho phép bạn phân tích, đánh giá khả năng tương thích của website với các thiết bị như máy tính, điện thoại dựa trên tiêu chuẩn tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng, để từ đó đưa ra những bước cải thiện chất lượng website phù hợp nhất.
Cụ thể dữ liệu mà Google PageSpeed Insights cung cấp là:
- Điểm tốc độ web (Speed core)
- Số liệu thực (Field data)
- Dữ liệu lab (Lab data)
- Cơ hội (Opportunities)
- Chuẩn đoán (Diagnostics)
- Tổng hợp hiệu suất (Passed audits)
Như vậy thông qua bài viết này, Truyền thông TMS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Analytics – Công cụ đánh giá website của Google phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Xem thêm:
Top 5 cách tăng thứ hạng website trên Google hiệu quả nhất