Cấu trúc Silo là gì? Đâu là cách xây dựng cấu trúc Silo đạt hiệu quả cao?

Việc sử dụng các liên kết nội bộ để kết nối các trang sẽ giúp các bot của công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung và tương tác với website của bạn, từ đó thứ hạng của website sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Để làm được điều này, cấu trúc Silo sẽ là một công cụ tối ưu dành cho bạn. Vậy cấu trúc Silo là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu nhé! 

Sơ lược về cấu trúc Silo

Định nghĩa cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo là gì? Đây được hiểu đơn giản là quá trình phân tích và chia nội dung website thành những chủ đề nổi bật có nội dung liên quan với nhau. Sau đó nhóm chúng lại với nhau theo một cách có tổ chức nhát để giúp người dùng tìm tiếp cận các thông tin liên quan này một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Với cấu trúc Silo, người làm SEO sẽ có thể phân phối và tổng hợp nội dung vào cùng một chủ đề, đồng thời người làm SEO website sẽ có thể sắp xếp chủ đề chính, phụ, từ đó tạo nên một khối liên kết lẫn nhau giữa các nội dung. 

Mục đích của việc triển khai mô hình Silos

Với cấu trúc Silo, bạn có thể dễ dàng điều hướng tất cả bài đăng và landing pages trên website của bạn.

Các bot công cụ tìm kiếm của Google sẽ tiến hành quét toàn bộ website của bạn, từ đó hiểu rõ nội dung, indexing và ưu tiên xếp hạng website của bạn tốt hơn.

cấu trúc silo là gì
Cấu trúc Silo là gì?

Các loại cấu trúc Silo 

Silo vật lý

Cấu trúc Silo này xây dựng website bằng cách tạo các thư mục URL nhằm phân loại và sắp xếp các trang liên quan của website lại với nhau. 

Với Silo vật lý, người dùng và công cụ tìm kiếm của Google sẽ thông qua các thư mục URL để biết được chủ đề mà bạn viết.

Tạo cấu trúc thư mục song song với chủ đề bao phủ toàn bộ nội dung của website là công đoạn quan trọng để xây dựng cấu trúc Silo vật lý. 

Silo ảo

Đây là một danh mục mà bạn tạo thông qua liên kết nội bộ. Với cấu trúc Silo này, những bài có nội dung liên quan với nhau trên website sẽ được nhóm lại, đồng thời tách những bài không liên quan, từ đó tăng sức mạnh cho những landing page chính của từng Silo.

Khác với Silo vật lý, Silo ảo không nhóm các trang chung chủ đề vào cùng thư mục mà được hình thành nhờ vào các hypertext link giữa các trang chung chủ đề. 

Cách tạo cấu trúc Silo

Phương thức 1: Silo chiến lược

Sử dụng liên kết nội bộ để phân phối sức mạnh website sẽ giúp bạn nhận được nhiều giá trị của liên kết và giảm khả năng bị biến thành spam trong quá trình đi link liên tục cho các landing page.

Bên cạnh đó, để không bị dính án phạt từ Google thì bạn cũng nên chú ý không để tối ưu hóa anchor text nhưng không đồng nghĩa rằng bạn sẽ không bao giờ được sử dụng công cụ này. Vì bên cạnh các cụm từ khóa đối sánh, anchor text cũng sẽ được sử dụng khi liên kết giữa các trang hay bài viết trong cùng website.

Phương thức 2: Silo theo category

  • Xác định chủ đề của website 

Trả lời được những câu hỏi sau đây là bạn đã có thể bắt đầu xác định chủ đề của website: 

Chủ đề mà website của ban đang muốn cạnh tranh? 

Website của bạn liên quan đến các chủ đề nào? 

Kết hợp bước này với quá trình nghiên cứu từ khóa. 

  • Tạo nội dung cụ thể cho từng loại

Ở bước này, bạn cần xác định:

  • Cách mà người ta tìm đến content của bạn. 
  • Cách để triển khai cụ thể cho chủ đề của website. 
  • Kiểm tra link building 

Bạn cần theo dõi hành vi của người dùng khi họ tìm kiếm content của bạn, từ đó rà soát cấu trúc liên kết hiện tại của website và tiến hành chèn internal link liên kết giữa các trang để củng cố chủ đề từng trang. 

Anchor text sẽ là một công cụ cần thiết tại bước này. 

  • Liên kết các bài viết theo tiêu đề tới trang mục tiêu

Đây sẽ là bước mà bạn có thể bắt đầu đăng tải các bài viết chất lượng và liên quan có chứa từ khóa mục tiêu vào silo tương ứng.

cấu trúc silo là gì
Cấu trúc Silo là gì?

Phương thức 3: Silo theo vòng tròn

Ở phương pháp này, bạn sẽ tạo ra một silo tròn của các bài đăng blog xung quanh một trang silo. Cụ thể như sau: 

  • Với một chủ đề liên quan đến trang silo của bạn, tạo ít nhất 4 bài viết về cùng chủ đề đó. 
  • Mỗi bài đăng blog phải được liên kết đến một bài đăng blog khác trong silo nội dung. 
  • Mỗi bài đăng trên blog phải liên kết trở lại với trang silo.
  • Bài viết trên blog chỉ được liên kết đến một trang silo. Vòng tròn liên quan sẽ bị phá vỡ nếu bạn làm điều ngược lại.

Trên đây là câu trả lời chi tiết và đầy đủ của TMS Digital Marketing về câu hỏi “cấu trúc Silo là gì?” và cách xây dựng một cấu trúc Silo đạt hiệu quả cao khi xây dựng website. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận những tư vấn kịp thời và chính xác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one