Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu

Nếu đang cân nhắc quyết định đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, bạn chắc chắn không nên bỏ qua bài viết tổng hợp này của chúng tôi. Cùng Truyền thông TMS điểm danh 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại thị trường Việt Nam nhé!

Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam

Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đang cạnh tranh nhau khá sôi nổi, trong đó có 4 cái tên chính mà hẳn ai cũng đã quá quen thuộc: Shopee, Lazada, Tiki, và Sendo.

Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu
Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu

Shopee

Thâm nhập thị trường Việt Nam khá lâu sau những sàn thương mại điện tử khác, Shopee cho thấy sức bật mạnh mẽ của mình khi lọt top các trang thương mại điện tử tại Việt Nam được yêu thích nhất. Hầu hết người tiêu dùng ai ai cũng từng đặt hàng qua Shopee, hoặc ít nhiều từng tải ứng dụng này.

Về phía người dùng, Shopee đem lại sự thuận tiện và thoải mái khi sử dụng. Giao diện website và phiên bản ứng dụng đồng bộ, đẹp và dễ nhìn. Việc tìm kiếm sản phẩm và các sản phẩm tương tự nhau khá đơn giản. Bên cạnh đó Shopee còn có Shopee Mall, nơi quy tụ các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm chính hãng được chính Shopee kiểm tra. So với các sàn TMĐT khác, Shopee có lượt người tham gia mua và bán hàng cao, hàng hóa đa dạng, các shop online trải dài khắp cả nước.

Ở góc độ người bán hàng, ưu nhược điểm của Shopee có thể kể đến bao gồm:

Ưu điểm

  • Trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, Shopee có lượng người dùng và truy cập vô cùng cao -> lượng khách hàng tiềm năng khủng lồ.
  • Tệp khách hàng của Shopee khá trẻ, dễ thích nghi và đón nhận các sản phẩm mới mẻ
  • Quy trình đăng ký bán hàng đơn giản, nhanh chóng, chính sách hỗ trợ dành cho người bán và mua khá tốt
  • Có nhiều tính năng kết nối với khách hàng, tương tác với người xem

Nhược điểm

  • Số lượng shop bán hàng tại Shopee khá lớn, cạnh tranh cao
  • Vấn đề bán phá giá vẫn chưa được quản lý chặt chẽ
  • Quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt, thời gian kiểm duyệt lâu
  • Hiện tại việc cắt giảm nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khiến chi phí vận chuyển tăng cao, khách hàng khó tiếp cận

Lazada

Là một trong các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam được yêu thích và sử dụng rộng rãi nhất, Lazada là cái tên mà nhiều người kinh doanh nhắm đến khi xác định mở gian hàng online.

Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu
Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu

So với Shopee, giao diện ứng dụng Lazada trên điện thoại được nhiều người dùng nhận xét là đẹp nhưng khó nhìn hơn. Điểm chung giữa hai sàn TMĐT này là gian hàng chính hãng, nếu Shopee có Shoppe Mall, Lazada cũng có Lazada Mall. Ngoài ra, nhiều người dùng nhận thấy Lazada hỗ trợ khá nhiều mã giảm giá và freeship. Đây cũng là một trong những cách đơn vị nay cạnh tranh với các trang thương mại điện tử tại Việt Nam khác.

Ưu điểm

  • Người bán không tốn phí đăng ký và duy trì cửa hàng
  • Mức hoa hồng ưu đãi cho người bán khá cao: 5% đối với sản phẩm là hàng điện tử, 10% với sản phẩm ngành thời trang, 8% cho các ngành khác
  • Lazada triển khai nhiều hoặc động quảng cáo, tiếp thị và cung cấp mã giảm giá, khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng

Nhược điểm

  • Bạn phải khai báo nhiều giấy tờ và trải qua quy trình hướng dẫn của Lazada mới được đăng ký bán hàng, thủ tục khá phức tạp
  • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu khiến nhiều khách hàng có xu hướng bỏ đơn
  • Chính sách hỗ trợ người mua của Lazada khá tốt, nhưng lại khá khắt khe với người bán

Tiki

Trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, Tiki là trường hợp đi lên từ thị trường ngách thành công nhanh chóng nhất. Sàn TMĐT này là sản phẩm của người Việt, đi lên từ một website chuyên bán sách online. Chỉ một năm sau khi ra mắt, Tiki đã dần được biết đến như một sàn TMĐT. Các sản phẩm của họ càng đa dạng và phong phú hơn, không chỉ tập trung vào ấn phẩm sách báo như trước.

Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu
Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu

Tiki có mô hình vận hành có phần khác hai đối thủ kể trên, trong đó tiêu biểu là mô hình “Lưu kho Tiki”. Người bán sẽ đăng ký lưu sản phẩm vào kho Tiki. Đơn vị này sẽ xử lí tất tần tật các bước đóng gói và vận chuyển cho đến khi hoàn tất đơn hàng.

Ưu điểm

  • Tiki kiểm duyệt hàng hóa rất khắt khe, nhất là những sản phẩm lưu kho Tiki. Điều này giúp người tiêu dùng an tâm khi mua sản phẩm của sàn TMĐT này, người bán cũng có cơ hội bán được hàng cao hơn.
  • Tỉ lệ đổi trả hàng trên Tiki khá thấp.
  • Chiết khấu cho mặt hàng là sách báo khá cao, lên đến 30 – 35%.
  • Chính sách bảo vệ quyền lợi người mua khá tốt (đổi trả hàng, giao hàng ưu đãi, bảo mật thông tin,…)
  • Thời gian giao hàng rất nhanh.

Nhược điểm

  • Người bán khó đăng ký gian hàng trên Tiki bởi đơn vị này yêu cầu bạn cung cấp giấy phép kinh doanh.
  • Dù chuyển sang sàn TMĐT đã đâu, hàng hóa của Tiki vẫn chưa đa dạng, đa phần khách hàng chỉ tập trung vào những sản phẩm như điện tử và văn phòng phẩm.
  • Người bán tốn chi phí nhất định và phí hoa hồng khi bán hàng trên Tiki.
  • Website Tiki khi mở bằng trình duyệt Internet trên PC thường gặp tình trạng đơ và không phản hồi.

Sendo

Bên cạnh Tiki, Sendo là gương mặt sáng giá trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Sendo thuộc tập đoàn FPT, phát triển nhờ vào thương hiệu này và hiện đang cạnh tranh trong cuộc đua với những đối thủ còn lại.

Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu
Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam: 4 đơn vị hàng đầu

Ưu điểm

  • Sendo là sàn thương mại điện tử được nhiều người tin tưởng nhờ hưởng lợi ích từ sức phổ biến của thương hiệu FPT
  • Sendo phù hợp cho người kinh doanh mảng thời trang và các sản phẩm phi công nghệ
  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng của Sendo khá tốt
  • Sendo bảo vệ lợi ích của khách hàng, hỗ trợ xử lý rắc rối và đổi trả hàng theo yêu cầu khách hàng

Nhược điểm

  • So với các đối thủ, Sendo đang có biểu hiện đuối sức, độ phổ biến không cao.
  • Các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo của đơn vị này không thực sự hiệu quả.
  • Sendo vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết với tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Tỉ lệ hoàn trả hàng khá cao.
  • Tính năng tương tác với khách hàng còn bị hạn chế.

Nên chọn kinh doanh ở trang nào?

Trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, mỗi trang có tệp khách hàng và cách vận hành riêng. Muốn chọn sàn TMĐT để tham gia, ngoài việc chú ý đến những ưu nhược điểm cùng chính sách dành cho người bán, bạn cần xem xét việc đâu là đơn vị phù hợp với ngành hàng mà bản thân kinh doanh.

  • Nếu là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa, bạn có thể chọn kinh doanh trên Tiki. Đặc biệt nếu bạn buôn bán các ấn phẩm giấy, văn phòng phẩm, vật dụng trang trí,… , bạn không nên bỏ qua sàn TMĐT này.
  • Nếu muốn tiếp cận lượng khách hàng khủng, đồng thời tự tin với khả năng cạnh tranh của bản thân, Shopee là lựa chọn dành cho bạn.
  • Sendo sẽ phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh ngành hóa mỹ phẩm, gia dụng,… không muốn “bon chen” cạnh tranh gay gắt với đối thủ.
  • Trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, Lazada phù hợp để mở rộng thị trường nhất. Các chương trình khuyến mãi, tiếp thị của sàn TMĐT này sẽ giúp bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu.

Trên đây là 4 cái tên nổi bật nhất trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Mỗi đơn vị có cho mình ưu nhược điểm cùng khách hàng mục tiêu riêng, vì vậy hãy xem xét nhu cầu của bản thân và các tiêu chí mà mình có thể đáp ứng khi chọn sàn TMĐT phù hợp nhé!

Xem thêm:

Tìm hiểu về website thương mại điện tử bán hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one