Những doanh nghiệp từng áp dụng các chiến lược kinh doanh và thành công tại thị trường Việt Nam là những ví dụ đáng học hỏi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng Truyền thông TMS điểm qua 5 ví dụ về những trường hợp kinh doanh thành công nhé!
1 trong các chiến lược kinh doanh thành công: Chiến lược của Vinamilk
Vinamilk đang là thương hiệu sữa tươi và thức uống hàng đầu Việt Nam, đây cũng là kết quả của việc áp dụng các chiến lược kinh doanh đầu tư vào sản phẩm và mở rộng sản xuất.
Ở thời kì đầu, Vinamilk tập trung vào sản phẩm, chú trọng xây dựng và phân phối đến các đại lý, nhà bán lẻ. Trong giai đoạn phát triển, họ mở rộng ngành hàng và tăng quy mô sản xuất. Chính việc tăng quy mô sản xuất khiến Vinamilk giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, làm thành lợi thế khi có thể áp dụng chiến lược về giá để cạnh tranh với đối thủ.
Trong khi đó mở rộng ngành hàng giúp họ tạo ra và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, giúp họ tăng khả năng phủ sóng, bao phủ thị trường. Việc có nhiều sản phẩm cũng giảm rủi ro cho Vinamilk nhờ vào việc phân bổ đầu tư hợp lý.
Chiến lược được Viettel áp dụng
Viettel trở thành một trong những nhà mạng có lượng người dùng số 1 tại Việt Nam nhờ tìm được cho mình hướng đi riêng nhắm vào phân khúc khách hàng chưa được khai thác nhiều. Định hướng của họ là thuê bao có giá thành rẻ nhưng độ phủ sóng cao, rộng khắp nước.
Để làm được điều đó, họ đặt ra quy tắc làm việc riêng; nhanh chóng, linh hoạt và luôn nghiên cứu để nắm bắt tâm lý thị trường, linh động trong xử lý rủi ro và phục vụ khách hàng. Thành công của họ một phần đến từ quy trình làm việc rõ ràng và được lòng khách hàng Việt.
Rõ ràng việc kết hợp các chiến lược kinh doanh như chiến lược về giá, định giá thấp sản phẩm và vẫn cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, thân thiện đã giúp Viettel nhận được sự tin tưởng từ khác hàng.
Chiến lược kinh doanh từ Starbucks
Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng với chuỗi cửa hàng trải rộng khắp nhiều nước. Họ cũng áp dụng linh hoạt các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng quốc gia khác nhau. Tại đất nước chuộng cà phê như Việt Nam, Starbucks cũng đã có những bước đi khá vững chắc và thành công.
Starbucks chủ động mở rộng danh sách sản phẩm mà mình cung cấp, không dừng lại ở cà phê, menu của thương hiệu này còn phục vụ các loại đồ uống phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bánh cũng là một trong số đó. Đặc biệt là cách làm này giúp họ tăng doanh thu so với việc chỉ bán cà phê và phải cạnh tranh với các thương hiệu cà phê Việt vốn rất được lòng người dân.
Cộng với kinh nghiệm trong việc quảng bá thương hiệu qua các công cụ Marketing Online và tiếp cận giới trẻ, những người thích trải nghiệm mới mẻ, Starbucks đã thành công đưa tên tuổi mình xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Chiến lược kinh doanh của TH True Milk
Bên cạnh Vinamilk, TH true milk là thương hiệu có những bước phát triển đáng kể trên thị trường sữa nội địa. Họ định vị mình là thương hiệu sữa sạch, tiệt trùng và hướng đến bảo vệ sức khỏe khách hàng. Điều này giúp TH true milk sớm có được sự ủng hộ của khách hàng – lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Các chiến lược kinh doanh của thương hiệu phần lớn tập trung vào sản phẩm. Những bước tiến của TH true milk cũng chính là bước phát triển của ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam khi họ chú trọng đầu tư vào nguyên liệu đầu vào và phát triển các quy trình sản xuất, chế biến sữa hiện đại.
Chiến lược tại Việt Nam của Coca-Cola
Cái tên Coca-Cola đã quá quen thuộc với nhiều người Việt mặc dù đây không phải là thương hiệu nội địa. Bí quyết thành công của Coca-Cola là áp dụng các chiến lược kinh doanh độc đáo, đánh vào tâm lý khách hàng.
Có thể thấy hầu hết các chiến lược sản phẩm, chiến lược về giá, Marketing hay chiến lược phân phối sản phẩm của ông trùm này đều đem lại hiệu quả cao. Điều này thể hiện qua Việt hình ảnh và sản phẩm thương hiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi. Tại Việt Nam, một tạp hóa nhỏ có thể không bán nhiều loại nước giải khát mới và độc đáo, nhưng họ luôn có Coca-Cola.
Trên đây là 5 trường hợp áp dụng thành công các chiến lược kinh doanh để phủ sóng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh và xâm nhập thị trường Việt Nam. Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích cho người đọc. Theo dõi TMS để cập nhật thêm tin tức về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm:
Chiến lược phân phối độc quyền và những chi tiết bạn cần nắm rõ