Muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt, mọi doanh nghiệp cần có cho mình brand strategy (chiến lược thương hiệu) cụ thể và chuyên nghiệp. Vậy brand strategy là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến lược thương hiệu nhằm giúp sản phẩm/dịch vụ của mình trở nên khác biệt với những đối thủ cạnh tranh? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Brand strategy là gì?
Brand strategy là gì? Đây là một bản chiến lược có nhiệm vụ dẫn dắt, kết nối các bộ phận của một thương hiệu hướng đến việc đạt được các mục tiêu phát triển thương hiệu trên thị trường.
Một brand strategy phải đảm bảo mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, chẳng hạn như cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ và mang về doanh thu cho doanh nghiệp, quan trọng hơn hết là nâng tầm giá trị của thương hiệu trên thị trường.
Vì sao doanh nghiệp cần brand strategy?
Tầm quan trọng của brand strategy là gì và liệu các doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không có cho mình một chiến lược thương hiệu?
- Nếu không xây dựng một brand strategy thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ không diễn ra nhất quán, hình ảnh và giá trị của thương hiệu sẽ dần bị phai nhạt trong mắt khách hàng.
- Chính vì vậy brand strategy sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn trong cách hoạt động, tổ chức nguồn nhân lực để hỗ trợ tối đa cho việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
- Bên cạnh đó, một brand strategy chuyên nghiệp còn nâng tầm giá trị của thương hiệu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường kinh doanh.
- Tất cả nhằm giúp thương hiệu của doanh nghiệp xây dựng một vị trí vững chắc trong tâm trí của khách hàng.
Quy trình xây dựng brand strategy
Như vậy bạn đã nắm được sơ bộ về định nghĩa và tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệu. Vậy hãy bắt tay ngay vào xây dựng một brand strategy để cải thiện tình hình kinh doanh và nâng tầm thương hiệu của mình trên thị trường nhé!
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Để xác định được tập khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng đến để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thì bạn cần sử dụng mô hình 5W. Cụ thể như sau:
- Who: Người sẵn sàng chi tiền mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của họ. Hãy xác định họ bằng việc dựa trên các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, học vấn, thu nhập,…).
- What: Những giá trị và tiện ích mà khách hàng cần ở sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
- Why: Lý do vì sao khách quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn .
- Where: Địa điểm, vị trí của khách hàng.
- When: Thời điểm khách hàng chi tiền mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bước 2: Xác định đối thủ cạnh tranh
Bước đi quan trọng tiếp theo của quá trình xây dựng brand strategy là gì? Đó là xác định đối thủ của doanh nghiệp để đưa ra các sách lược cạnh tranh đúng đắn dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình kinh doanh của đối thủ.
Để xác định và đối phó với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần:
- Tìm ra thông điệp truyền thông của đối thủ.
- Tìm hiểu chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ và so sánh với sản phẩm/dịch vụ của chính mình.
- Xác định chiến lược kinh doanh của đối thủ.
- Tìm hiểu phản ứng của thị trường dành cho sản phẩm/dịch vụ của đối thủ.
Với những dữ liệu về đối thủ đã tìm được doanh nghiệp còn có thể học hỏi những điểm tích cực trong chiến lược của đối thủ để áp dụng và cải tiến chiến lược, sản phẩm/dịch vụ của mình.
Bước 3: Xác định xu hướng của thị trường
Thị trường kinh doanh luôn thay đổi và nó thôi thúc doanh nghiệp cũng phải biết chuyển mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiềm năng và không bị lỗi thời so với các đối thủ.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phân tích và nghiên cứu kỹ càng những thay đổi của thị trường để nhanh chóng cập nhật, tìm hướng đi đúng đắn cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tìm ra những cơ hội mới mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo đà phát triển thương hiệu.
Bước 4: Xây dựng định vị thương hiệu
Bước đi quan trọng nhất của quy trình xây dựng brand strategy là gì? Đó chính là xây dựng định vị thương hiệu.
Một thương hiệu muốn khách hàng luôn nhớ và nhắc đến sản phẩm/dịch vụ của mình và khẳng định sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh thì phải xây dựng định vị thương hiệu. Vậy đâu là những chiến lược để doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình?
- Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
- Định vị dựa vào giá trị
- Định vị dựa vào tính năng
- Định vị dựa vào mối quan hệ
- Định vị dựa vào mong ước
- Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
- Định vị dựa vào đối thủ
- Định vị dựa vào cảm xúc
- Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.
Bước 5: Xây dựng nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu chính là yếu tố quyết định đến sự khác biệt của bạn so với những đối thủ còn lại trên thị trường kinh doanh.
Vì vậy bộ nhận diện thương hiệu cần được cá nhân hóa sao cho thật độc đáo và nhất quán ở mọi nền tảng tiếp cận khách hàng thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, slogan,…..
Và đặc biệt bộ nhận diện của thương hiệu bạn cần đảm bảo dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi và thích nghi với những thay đổi của thị trường và định hướng của doanh nghiệp.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “Brand strategy là gì?” và hướng dẫn chi tiết cách để xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp nhất. Chúc các bạn thành công!