Ngày nay, branding marketing được xem là trung tâm của mọi chiến dịch quảng bá và tiếp thị. Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều hiểu lầm cho rằng branding marketing chỉ đề cập đến logo, tên gọi, màu sắc của doanh nghiệp, thực tế thuật ngữ này ám chỉ một khía cạnh to lớn hơn nhiều. Hãy cùng truyền thông TMS tìm hiểu branding marketing là gì trong bài viết này nhé!
Branding marketing là gì?
Branding marketing là gì? Đây là quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông để gây dựng lòng tin về sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Không giống với branding (xây dựng thương hiệu), mục tiêu của chiến lược branding marketing đó là tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng.
Tầm quan trọng của branding marketing
Như đã nói ở phần mở bài, branding marketing đóng vai trò trung tâm của mọi chiến dịch quảng bá và tiếp thị. Vậy tầm quan trọng của branding marketing là gì?
- Việc triển khai chiến lược branding marketing giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp của thương hiệu thông qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc,…đến với khách hàng, qua đó xây dựng một vị trí vững chắc cho thương hiệu trong lòng khách hàng và bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn.
- Thông qua các hoạt động truyền thông, giá trị của thương hiệu và sản phẩm cùng được nâng tầm. Từ đó tạo tiền đề để doanh nghiệp đưa ra các chính sách về giá dựa trên giá trị của thương hiệu và sản phẩm sao cho mang về nhiều lợi nhuận nhất cho mình.
Cách xây dựng chiến lược branding marketing
Như vậy, branding marketing là một phần không thể thiếu trong của lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để triển trai hiệu quả branding marketing thì doanh nghiệp cần lập ra một chiến lược cụ thể và bài bản.
Vậy cách xây dựng chiến lược branding marketing là gì?
Bước 1: Thiết lập tầm nhìn của doanh nghiệp
Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định chỗ đứng của mình trên thị trường và mục đích của mình khi thực hiện các chiến dịch quảng bá, tiếp thị cho thương hiệu của doanh nghiệp. Để từ đó xây dựng chiến lược branding marketing dựa trên mục đích và loại hình sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn chuyên cung cấp các sản phẩm nước uống tăng lực thì hãy thực hiện chiến dịch tiếp thị thương hiệu bằng cách hợp tác với các nhân vật thể thao nổi tiếng để tạo nên thông điệp quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu. Góp phần tăng sự tin tưởng đối với doanh nghiệp ở khách hàng tiềm năng.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chiến lược
Bước đi tiếp theo của quá trình xây dựng chiến lược branding marketing là gì? Đó là doanh nghiệp phải xác định được đối tượng và phân khúc thị trường mục tiêu của mình.
- Hãy dựa vào những yếu tố nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, nơi sống, nghề nghiệp, thu nhập,…) để nắm bắt được đối tượng khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định phân khúc thị trường dựa trên 5 tiêu chí: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý của khách hàng tại thị trường mục tiêu để xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.
Như ví dụ ở trên, sản phẩm của doanh nghiệp bạn là nước tăng lực thì hãy tạo những thông điệp quảng cáo có hình ảnh, nội dung hướng đến đối tượng khách hàng là dân chơi thể thao và những người trẻ năng động để đạt hiệu quả tiếp thị cao nhất.
Bước 3: Đảm bảo sự nhất quán
Yếu tố quyết định đến sự thành công của chiến lược branding marketing là gì? Chính là đảm bảo sự nhất quán trong quá trình tiếp thị thương hiệu.
Đảm bảo sự nhất quán về giá trị, thông điệp của thương hiệu trên mọi nơi tiếp xúc với khách hàng góp phần giúp khách hàng ngay lập tức nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Sự nhất quán của thương hiệu được thể hiện trong thiết kế logo, giao diện website, giao diện app điện thoại hay phong cách gửi email marketing,….tất cả đều phải làm nổi bật nét đặc trưng không lẫn đi đâu được của thương hiệu.
Chính vì vậy trong quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thì hãy chú trọng sự nhất quán đến từ những công việc cơ bản và đơn giản nhất Chẳng hạn như thiết kế logo có màu sắc, font chữ, ngôn ngữ,….thật đồng nhất tại mọi nền tảng tiếp cận với khách hàng để tạo cho thương hiệu một bản sắc riêng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là giải đáp chi tiết của truyền thông TMS cho câu hỏi “Branding marketing là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược branding marketing?”. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!