Chiến lược thương hiệu của mọi doanh nghiệp luôn cần một chiếc chìa khóa có vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, và brand positioning chính là chiếc chìa khóa đó. Vậy ý nghĩa và cách xây dựng chiến lược brand positioning là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Định nghĩa và ý nghĩa của brand positioning là gì?
Định nghĩa
Định vị thương hiệu hay brand positioning là gì? Đây là một chiến lược tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh bằng cách khấc sâu vào tâm trí của khách hàng mục tiêu những ấn tượng sâu đậm và hình ảnh tích cực về thương hiệu.
Ý nghĩa
Nhờ brand positioning, doanh nghiệp có thể tạo được sự gắn kết chặt chẽ về mặt cảm xúc với khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó xây dựng cho doanh nghiệp một vị trí vững chắc trong tiềm thức của khách hàng, để mỗi khi khách được gợi nhắc về sản phẩm hay tính năng nổi bật của sản phẩm thì sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có cho mình một tập khách hàng trung thành, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Những yếu tố tạo nên sự vững mạnh của chiến lược brand positioning là gì?
- Thiết lập sự kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng tiềm năng để khiến khách luôn nhớ về thương hiệu.
- Nhấn mạnh cho khách thấy sự khác biệt và những giá trị vượt trội của mình so với thương hiệu của đối thủ.
- Thể hiện được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thông qua các thông điệp truyền thông và sản phẩm/dịch vụ để hỗ trợ cho quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Một khi đã nắm vững được những yếu tố này thì bạn có thể bắt đầu xây dựng chiến lược định vị thật chuyên nghiệp rồi đấy!
Bước 1: Xác định vị trí hiện tại của thương hiệu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định vị trí của mình tại thị trường mục tiêu để có những bước đi đúng đắn tiếp theo trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh và tìm ra insight của khách hàng mục tiêu. Từ đó doanh nghiệp mới có thể tập trung xác định sứ mệnh, nhiệm vụ và giá trị của mình khi tham gia vào thị trường ấy.
Bước 2: Xác định các đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã xác định được vị trí hiện tại của mình trên thị trường thì doanh nghiệp cần bắt tay ngay vào nghiên cứu và phân tích những “kẻ ngáng đường” mình. Hãy thực hiện theo những phương pháp sau đây:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu những chiến lược kinh doanh mà đối thủ đang sử dụng và thứ hạng của đối thủ trên thị trường kinh doanh.
- Sử dụng Feedback của khách hàng: Khảo sát khách hàng để nắm được cảm nhận của họ về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho chiến lược brand positioning của mình.
- Sử dụng mạng xã hội: Đây chính là công cụ hữu dụng nhất để doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra những thông tin khách quan và đầy đủ về đối thủ cạnh tranh.
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích đối thủ
Hãy phân tích đối thủ cạnh tranh để tìm ra cách họ định vị thương hiệu của mình dựa trên những yếu tố sau:
- Sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ đang cung cấp cho thị trường.
- Điểm yếu và điểm mạnh trong chiến lược của đối thủ. Đâu là chiến lược đang giúp họ thành công và đâu là yếu tố khiến công việc kinh doanh của họ bị trì trệ?
- Tầm ảnh hưởng của đối thủ trên thị trường.
Bước 4: Tạo sự khác biệt và nổi bật của thương hiệu
Sau khi đã phân tích đối thủ thì bước đi quan trọng tiếp theo của quy trình xây dựng chiến lược brand positioning là gì?
Đó chính là dựa trên những điểm yếu của đối thủ để rút ra kinh nghiệm cho mình trong việc triển khai chiến lược. Cũng như học hỏi từ những điểm mạnh trong chiến lược của đối thủ , từ đó bổ sung và cải thiện chiến lược brand positioning của mình.
Bước 5: Xây dựng tuyên ngôn định vị
Đến bước này thì bạn đã có đủ dữ liệu và cơ sở để tiến hành xây dựng tuyên ngôn định vị cho thương hiệu của mình.
Một tuyên ngôn định vị thương hiệu cần mang đến cho khách hàng những thông tin đầy đủ nhất về giá trị cốt lõi, định hướng kinh doanh của doanh nghiệp và những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng tìm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Ý nghĩa và cách xây dựng chiến lược brand positioning là gì?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chính xác và kịp thời nhé!