Việc sử dụng thành thạo Audience Insights áp dụng trong ngách của doanh nghiệp chính là cách giúp doanh nghiệp chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả, cũng như tối ưu hóa chi phí dành cho các hoạt động marketing của mình. Vậy Audience Insights là gì và sử dụng nó như thế nào? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sơ lược về Audience Insights
Định nghĩa
Audience Insights là gì? Thuật ngữ này để chỉ một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình chạy Facebook Ads của bạn.
Với Audience Insights, bạn có thể dễ dàng nắm bắt những thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, sở thích,… để xây dựng nên một bức chân dung khách hàng. Dựa vào bức chân dung ấy, bạn có thể vạch ra một chiến lược quảng cáo trên Facebook phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu và sở thích của họ.
Vậy khi xác định được khách hàng tiềm năng, mục đích cụ thể của Audience Insights là gì?
- Có những bước đi vững chắc cho chiến lược marketing mà bạn đang thực hiện dựa trên việc nghiên cứu hoạt động của đối thủ.
- Biết được khách hàng của mình là ai? Họ cần gì từ sản phẩm/dịch vụ mình đang quảng cáo?
- Chạy Facebook Ads hiệu quả nhất có thể, nhắm đúng mục tiêu và tránh lãng phí tiền bạc.
Những nguồn dữ liệu của Audience Insights
- Dữ liệu thông tin người dùng cung cấp cho Facebook: Khi đăng ký tài khoản Facebook, người dùng sẽ cung cấp cho mạng xã hội này những thông tin như tên tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn, công việc,….
- Dữ liệu từ đối tác bên thứ ba: Khi người dùng mua sắm online trên website của một đơn vị kinh doanh có hợp tác với Facebook thì những thông tin liên lạc cơ bản của người dùng cũng sẽ được đơn vị này thu thập và chia sẻ cho Facebook.
Để sử dụng Audience Insights, bạn cần chuẩn bị gì về tư duy?
Muốn sử dụng Audience Insight hiệu quả thì trước tiên bạn cần xác định trong đầu mình 2 vấn đề sau đây:
- Mọi hoạt động tìm kiếm và đáp ứng khách hàng tiềm năng của Audience Insights đều dựa trên những từ khóa sở thích mà bạn đưa vào. Nói cách khác bạn và nó đang hỗ trợ lẫn nhau vì suy cho cùng Audience Insights cũng chỉ là 1 công cụ.
- Có những lúc Audience Insights cung cấp cho bạn thông tin về sở thích của khách hàng mà không cần đến từ khóa, nhưng tỷ lệ này lại rất thấp. Do đó bạn cần tự chuẩn bị những từ khóa liên quan đến sở thích đến khách rồi mới đưa vào Audience Insights để phân tích.
Hướng dẫn sử dụng Audience Insights trên Facebook
Hướng dẫn truy cập vào Audience Insights
Ba cách truy cập Audience Insights là gì và bạn sẽ chọn cái nào?
Cách 1:
- Gõ tìm trực tiếp “Audience Insights” hoặc “Thông tin chi tiết về đối tượng” vào ô tìm kiếm bằng giao diện tài khoản Business.
Cách 2:
- Tìm trong Trình quản lý doanh nghiệp.
- Ở phần kế hoạch, chọn “thông tin chi tiết về đối tượng”.
Cách 3:
- Truy cập https://www.facebook.com/ads/audience-insights/ để vào trực tiếp Audience Insights
Tiến hành thao tác trên Audience Insights
Khi đã truy cập vào trình quản lý thông tin chi tiết về đối tượng, bạn sẽ dễ dàng thấy ngay 1 bảng hiển thị 2 đối tượng khách hàng mục tiêu, hãy chọn 1 trong số này để bắt đầu khám phá. Trong đó:
- Nếu bạn chọn “Everyone on Facebook” thì Audience Insights sẽ hiển thị kết quả dữ liệu của toàn bộ người dùng Facebook tại quốc gia mặc định là US, và bạn có thể đổi lại quốc gia mà bạn muốn.
- Nếu không muốn hiển thị tất cả người dùng Facebook ở một quốc gia vì nó quá rộng lớn, hãy thu hẹp quy mô lại thành địa điểm thành phố cụ thể, sở thích, độ tuổi, nhân khẩu học,….Tất cả tùy vào lựa chọn của bạn.
- Còn với “People connect to your Page”, lựa chọn này sẽ phù hợp với doanh nghiệp đã có một fanpage trên Facebook và muốn tìm hiểu về những người đã like trang Facebook đó.
Xây dựng audience để bắt đầu nghiên cứu
- Location: Hiển thị theo địa điểm cụ thể (quốc gia, thành phố)
- Age and Gender: Hiển thị theo tuổi và giới tính.
- Interest: Bạn có thể thêm các sở thích cụ thể ở lĩnh vực bạn đang làm để khám phá audience.
- Connection: Những người đã và đang kết nối với Fanpage Facebook và ứng dụng của bạn
- Advanced: Nâng cao, hiển thị Audience kỹ hơn theo những yếu tố dưới đây
- Behaviors: Các hành vi của khách hàng tiềm năng như thiết bị điện thoại đang sử dụng, hành vi giao dịch qua Facebook, người nước ngoài sinh sống tại thành phố đang xét đến, hành vi tham gia vào các ngày lễ, mùa giải thể thao, hành vi du lịch và giải trí, hành vi học tập…
- Language: Ngôn ngữ khách hàng sử dụng.
- Relationship Status: tình trạng hôn nhân của khách hàng (độc thân, trong một mối quan hệ, đính hôn, đã ly hôn, hoặc không rõ).
- Education: Học vấn của khách hàng (trung học, đại học, cao đẳng,…).
- Work (Job title): Bạn có thể điền chức danh nghề nghiệp của khách hàng vào đây để bắt đầu nghiên cứu, ngoài ra có thể lọc theo văn phòng tại nhà, văn phòng nhỏ, hoặc công ty/tập đoàn.
- Parents: Tình trạng gia đình , con cái, vợ chồng, vợ đang mang thai hoặc độ tuổi của con cái
- Financial: Thu nhập và giá trị tài sản của khách.
- Politics: Đảng phái chính trị, hoạt động chính trị mà khách hàng tham gia.
- Life Events: Lọc theo các sự kiện quan trọng trong đời như xa nhà, xa quê hương, bắt đầu mối quan hệ hẹn hò, có công việc mới, mới chuyển nơi sinh sống hoặc có sinh nhật sắp tới.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết và cụ thể nhất cho thắc mắc “Audience Insights là gì?” của TMS Digital Marketing. Hy vọng các bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích để bắt tay vào nghiên cứu khách hàng mục tiêu của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!