Văn hóa doanh nghiệp được xem như là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, đồng thời góp phần không nhỏ vào cuộc chiến giữ chân và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Vậy các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc là gì? Cùng truyền thông TMS khám phá trong bài viết này nhé!
Thế nào là văn hóa doanh nghiệp?
Trước khi đi sâu vào các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì bạn cần hiểu thế nào là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là thuật ngữ chỉ một tập hợp các giá trị về văn hóa được tạo dựng trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có thể chi phối tình cảm, suy nghĩ, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy của mọi thành viên trong doanh nghiệp để họ cùng suy nghĩ và hành động như một thói quen. Từ đó tạo nên nét đặc trưng không lẫn vào đâu được của doanh nghiệp.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì?
Thu hút nhiều nhân tài cho doanh nghiệp
Khi áp dụng thành công các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở phần sau của bài viết thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò này. Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa doanh nghiệp chính là phương tiện để doanh nghiệp cạnh tranh với những đối thủ khác trong việc thu hút các ứng viên tiềm năng làm việc cho mình.
Vì văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ làm nên uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp, và đó chính là lý do để các ứng viên có năng lực sẵn sàng nộp đơn để làm việc và cống hiến những giá trị của mình cho doanh nghiệp.
Giữ chân nhân viên
Ngoài việc thu hút thêm nhiều nhân tài, một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân viên có năng lực. Nhân viên có thể đánh đổi nguồn thu nhập “khủng” từ các doanh nghiệp khác để chấp nhận ở lại, vì nơi họ đang làm việc đem lại cho họ một môi trường hòa đồng, thoải mái và được tự do phát triển bản thân.
Hạn chế xung đột nội bộ
Việc áp dụng và triển khai thành công các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thống nhất trong cách suy nghĩ, hành vi và tư tưởng của mọi nhân viên. Nhờ vậy, nhân viên sẽ hòa nhập và gắn kết với nhau hơn trong công việc, hạn chế tối đa những xung đột nội bộ không đáng có.
Nâng cao hiệu suất làm việc
Một khi mọi thành viên trong doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung với đồng nghiệp và có môi trường làm việc lý tưởng thì họ sẽ tận tâm cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng cùng sự tận hiến sẽ giúp nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc của mình, từ đó đem lại nhiều giá trị về lâu về dài cho doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Như vậy bạn đã phần nào hiểu được văn hóa doanh nghiệp thông qua định nghĩa và vai trò của yếu tố này. Hãy cùng TMS tìm hiểu kỹ hơn về các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhé!
Bước 1: Xây dựng văn hóa trước cả khi xây dựng công ty
Văn hóa doanh nghiệp chính là hơi thở, là lý tưởng của bất kỳ một nhà sáng lập nào. Chính vì vậy, trước khi xây dựng một doanh nghiệp thì hãy suy nghĩ kỹ càng về những mục tiêu mà bạn hướng đến, những giá trị bạn muốn tạo nên thông qua văn hóa doanh nghiệp.
Khi xây dựng doanh nghiệp bạn không thể hành động một mình, hãy trao niềm tin cho những co-founder có lý tưởng và tham vọng giống với bạn để đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trong tương lai.
Bước 2: Xây dựng văn hóa dựa trên đặc trưng của doanh nghiệp
Hãy luôn tận dụng thế mạnh và những điểm đặc trưng của doanh nghiệp bạn để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì lúc này, bạn sẽ biết mình cần làm những gì để đạt được những mục tiêu trong tương lai.
Ví dụ nếu bạn xuất thân là một designer và muốn khởi nghiệp, hãy lựa chọn co-founder là cũng là những designer có trình độ chuyên môn tốt như mình. Đồng thời thuê và đào tạo nhân viên thành những designer vì định hướng của bạn đó là xây dựng một công ty thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
Bước 4: Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Đây là một trong các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng nhất, vì để xây dựng và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp là một quá trình lâu dài. Nếu bạn muốn lan tỏa văn hóa một cách mạnh mẽ thì bạn phải làm gương cho nhân viên của mình trong mọi hoạt động liên quan đến định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó hãy thúc đẩy các hoạt động vui chơi giải trí theo định kỳ của doanh nghiệp như team building, du lịch, company retreats,… để duy trì và phát triển không khí thoải mái, tạo mối quan hệ khăng khít giữa mọi nhân viên với nhau.
Bước 5: Luôn cởi mở và thẳng thắn trong việc trao đổi thông tin
Hãy luôn sẵn sàng thông báo cho mọi nhân viên biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để cùng nhau tạo thành một khối đoàn kết nhằm tìm ra những phương án giải quyết phù hợp nhất cho mọi vấn đề, như người ta thường nói “Có vui cùng hưởng, có họa cùng chia”.
Để cụ thể hóa điều này, bạn cần tổ chức các buổi họp theo định kỳ để cập nhật mọi thông tin về tình hình của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là thường xuyên lắng nghe mọi tâm tư nguyện vọng của nhân viên để tăng cường sự kết nối giữa nhân viên và bộ phận cấp cao.
Bước 6: Hãy tuyển người phù hợp nhất
Ngoài vấn đề chuyên môn của ứng viên, bạn còn phải đặt câu hỏi “Liệu họ có phù hợp với mình không? Họ có bắt nhịp được với văn hóa của doanh nghiệp không?”. Nếu câu trả lời là “không” mà bạn vẫn nhận ứng viên đó vào làm thì ứng viên không những không phát huy được hết năng lực mà còn gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp bạn.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giới thiệu đến bạn các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp chi tiết và dễ hiểu nhất, chúc các bạn áp dụng thành công. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!