Sự bùng nổ mạng lưới công nghệ thông tin mang đến cho chúng ta nhiều lựa chọn khi mua sắm. Đã qua rồi thời kỳ chỉ có thể đến cửa hàng mua trực tiếp mà thay vào đó có nhiều hình thức khác như drop shipping, mua online qua các sàn thương mại điện tử. Vậy, thương mại điện tử là gì? Tiềm năng của ngành trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây nhé!
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay ta còn biết với cái tên khác là E-Commerce, là quá trình của hoạt động trình doanh được diễn ra trên phương tiện điện tử. Nói một cách dễ hiểu như bạn mua quần áo trên Shopee, đó là một hình thức của thương mại điện tử. Khi mua hàng, bạn sẽ thực hiện các bước gồm: lựa chọn, đặt hàng, thanh toán, giao hàng,… Đó là một trong những hoạt động chính của thương mại điện tử hiện nay.
Tiềm năng của ngành thương mại điện tử trong tương lai
Đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao
Đối với E-Commerce đòi hỏi nguồn nhân lực có kiến thực không chỉ về kinh tế mà còn phải có nền tảng về công nghệ cùng kỹ năng chuyên sâu cách thức hoạt động của thương mại điện tử. Nó đòi hỏi người hoạt động trong lĩnh vực này đáp ứng được nhu cầu phát triển doanh nghiệp, tăng doanh thu, thu hút khách hàng thông qua sàn thương mại điện tử.
Hiện nay, thói quen mua sắm đã thay đổi rất nhiều so với trước kia. Sự tiện lợi khi mua sắm online đã tạo cho người dùng sự thích thú và lựa chọn bởi có nhiều mã giảm giá mà chưa chắc mua trực tiếp sẽ có được. Nắm bắt thói quen ấy của người tiêu dùng, hầu như các công ty đều đưa sản phẩm lên trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, các sàn thương mại điện tử luôn là nơi cạnh tranh khốc liệt về giá, những bình luận đánh giá sản phẩm,… Chính vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng với khả năng ứng biến tình huống tốt luôn là ưu tiên hàng đầu giúp cho bộ mặt doanh nghiệp được khách hàng tin tưởng lựa chọn trên sàn thương mại điện tử.
Phát triển đồng bộ với công nghệ
Thực tế, thương mại điện tử ứng dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. Sự phát triển song song với công nghệ đem lại nhiều lợi ích, tạo đòn bẩy cho thương mại điện tử phát triển trên các nền tảng khác nhau.
Phạm vi hoạt động rộng mở
Không chỉ có các trang thương mại điện tử thân quen như Tiki, Shopee, Lazada,… Những trang website bán hàng từ các thương hiệu cũng được xem là trang thương mại điện tử. Với đặc điểm mua sắm trực tuyến không cần phải di chuyển, bạn có thể ở nhà và mua sắm bất kỳ sản phẩm nào trên phạm vì toàn thế giới. Chính vì ưu điểm không bị giới hạn bởi khoảng cách địa mà ta thấy các trang website thương mại điện tử ngày càng đa dạng nhiều ngôn ngữ nhằm hỗ trợ khách hàng mua sắm.
Mở rộng quy mô thị trường
Sự tác động của thương mại điện tử ngày nay được thể hiện rõ rệt nhất ở quy mô thị trường mà doanh nghiệp tiếp cận được. Từ thực tế, bạn có thể nhìn thấy thói quen mua sắm trên Lazada, Shopee,… Hoặc khi cần mua hàng công nghệ sẽ nghĩ ngay đến Điện Máy Xanh, FPT,… Sự tác động lớn nhất của thương mại điện tử chính là giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô thị trường, tạo dựng thương hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hơn hết, độ phủ sóng nhanh giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí về nhân công hay nguồn nhân lực.
Xu hướng mua sắm từ các thiết bị công nghệ
Sự phát triển của smartphone, máy tính giúp cho người dùng có thể mua sắm ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào. Sự tiện dụng này ngày càng được nhiều người lựa chọn khi mà họ có quá nhiều công việc cần xử lý trong ngày.
Kinh doanh bền vững
Sự xuất hiện của thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có cái nhìn đa chiều hơn về sản phẩm, giá cả. Điều này kéo theo những sự so sánh giữa các nhà cung cấp trước khi khách hàng quyết định lựa chọn mua sản phẩm.
Để có thể tồn tại được trên các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng hình ảnh, những đánh giá tốt và hoàn thiện sản phẩm mỗi ngày. Môi trường thương mại điện tử vô cùng khốc liệt nếu sản phẩm bị đánh giá kém chất lượng. Sự đào thải vô cùng cao bởi người dùng luôn tìm đọc đánh giá của người mua trước để tham khảo. Kinh doanh bền vững có thể đạt được khi và chỉ khi bạn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng và chăm sóc khách hàng tận tình.
Các hình thức quan hệ chính trong thương mại điện tử
B2B – Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Nó đề cập đến tất cả các giao dịch điện tử được thực hiện bởi 2 công ty. Nó thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối trc khi đến tay người tiêu dùng.
B2C – Doanh nghiệp với khách hàng
Đây là hình thức phổ biến nhất của thương mại điện tử. Mua sắm tại các trang thương mại điện tử là hoạt động miêu tả cụ thể nhất về mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nó cũng là một trong những cơ sở cơ bản giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng ở góc độ cá nhân.
C2C – Khách hàng với khách hàng
Ngoài ra, thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng mà còn được thể hiện qua người tiêu dùng có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công ty. Với hình thức này ta thường thấy nhất ở các trang thương mại điện tử freelance hay việc làm.
Lời kết
Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử làm thay đổi tư duy mua sắm của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thích ứng nhanh chóng để có thể tồn tại. Tuy nhiên, sự khốc liệt trên các sàn thương mại điện tử là thách thức bắt buộc mỗi một doanh nghiệp phải tìm ra được hướng đi phù hợp nhất để có thể mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Nếu như bạn còn có những thắc mắc về cách hoạt động, quảng cáo trên sàn thương mại điện tử, đừng ngần ngại liên hệ với Truyền thông TMS. Chúng tôi là đơn vị chuyên về các giải pháp marketing offline và online chuyên nghiệp sẽ giúp đưa ra phương hướng hoạt động hiệu quả nhất.