Marketing trực tiếp: ưu nhược điểm và 7 hình thức chính

Marketing trực tiếp là hình thức tiếp thị phổ biến, nhắm đến phân khúc và đối tượng khách hàng nhất định với mục đích bán hàng. Vậy hình thức này có ưu nhược điểm gì và có thể triển khai qua các công cụ nào?

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp (hay còn gọi là Direct Marketing) là các hoạt động Marketing từ nhà tiếp thị hướng đến các khách hàng mục tiêu, giữa hai bên có sự tương tác, trao đổi thông tin qua lại và hiệu quả của hoạt động tiếp thị này có thể đo lường được.

marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp và 7 hình thức chính cần biết

Nói nôm na, tiếp thị trực tiếp là quá trình nhà tiếp thị truyền tải nội dung một cách trực tiếp đến khách hàng (những khách hàng tiềm năng có trong cơ sở dữ liệu), sau đó đo lường hiệu quả của hoạt động tiếp thị qua tỷ lệ và nội dung phản hồi của khách hàng. Marketing trực tiếp có 3 đặc điểm chính:

  • Hệ thống tiếp thị trực tiếp hoạt động thường xuyên, các hoạt động tiếp thị diễn ra mọi lúc, mọi nơi.
  • Tiếp thị trực tiếp có sự tương tác, trao đổi thông tin qua lại giữa nhà tiếp thị và khách hàng.
  • Direct Marketing hướng đến khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp đã xác định được (hoặc có thông tin liên hệ).

Ưu nhược điểm của Direct Marketing

Ưu điểm

Ở góc nhìn của nhà tiếp thị, Marketing trực tiếp có những ưu điểm:

  • Thông điệp bán hàng được cá nhân hóa, dẫn đến khách hàng dễ tiếp nhận hơn
  • Giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo tệp khách hàng trung thành
  • Đưa thông điệp tiếp thị đến với khách hàng tiềm năng ở thời điểm phù hợp, khả năng tin tiếp thị được chào đón cao hơn
  • Chiến dịch và chiến thuật Marketing không thể bị đối thủ sao chép
  • Có thể thử nghiệm và đánh giá về các chiến thuật tiếp thị một cách nhanh chóng, hỗ trợ việc thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng và cập nhật hồ sơ khách hàng
  • Có thể đo đạc được mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị nhờ vào tỷ lệ phản hồi và nội dung phản hồi, thái độ của khách hàng

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, tiếp thị trực tiếp tồn tại những hạn chế như:

  • Quá nhiều công ty gửi tin tiếp thị qua mail khiến khách hàng bị “bội thực”, dẫn đến việc họ báo cáo mail, từ chối nhận thư và cuộc gọi
  • Việc phát tờ rơi, tiếp thị tại nhà, gọi điện tư vấn,… có thể khiến khách hàng bực bội, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng và làm xấu đi hình ảnh thương hiệu.
  • Trong một số trường hợp, nếu không có kế hoạch Marketing trực tiếp cụ thể và hướng đến đúng đối tượng khách hàng, nhà tiếp thị sẽ thu được lượt phản hồi thấp, dẫn đến lãng phí tài nguyên Marketing.
  • Nhà tiếp thị phải am hiểu về luật bảo vệ quyền riêng tư và thông tin người tiêu dùng để các hoạt động tiếp thị trực tiếp của mình không vi phạm.

Để hạn chế những nhược điểm này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kế hoạch tiếp thị hợp lý hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia Marketing và các dịch vụ tư vấn Marketing tổng thể.

7 hình thức Marketing trực tiếp

marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp

1. Marketing trực tiếp qua email

Nhà tiếp thị gửi thư điện tử đến địa chỉ email của khách hàng. Với hình thức này, nội dung tiếp thị có thể hiển thị dưới nhiều dạng, bao gồm text, hình ảnh, infographic, video, form đăng ký,…. Email tiếp thị có chèn link website hay landing page có tác dụng điều hướng và giúp khách hàng tìm hiểu rõ hơn về chương trình, sự kiện mà bạn tổ chức.

2. Tiếp thị qua thư

Như tên gọi, thông tin tiếp thị sẽ được gửi dưới dạng thư và trực tiếp được giao đến địa chỉ nhà của khách hàng. Hình thức này giúp tư tiếp thị tránh bị cho là spam và vào thẳng thùng thư rác như thư điện tử. Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn có thể lờ đi thư của nhà tiếp thị nếu họ nhìn thấy địa chỉ gửi lạ.

3. Tiếp thị tận nhà

Nhân viên tiếp thị sẽ trực tiếp đến nhà khách hàng và tư vấn, giới thiệu về sản phẩm của công ty hoặc chương trình khuyến mãi, sự kiện mà công ty sắp tổ chức.

Cách Marketing trực tiếp này giúp nhà tiếp thị có thể trao đổi chi tiết với khách hàng, nhận được phản hồi và quan sát thái độ của khách hàng, đồng thời giải đáp thắc mắc của họ ngay tại thời điểm đó.

4. Quảng cáo phản hồi trực tiếp

Mục đích của loại hình quảng cáo này là bán hàng trực tiếp, trong đó ví dụ thường thấy nhất của quảng cáo phản hồi trực tiếp là các video của Homeshopping từng một thời chiếm sóng truyền hình. Trong đó, nhà tiếp thị sẽ mô tả chi tiết sản phẩm trong 1 video 30 phút (quảng cáo dạng dài) hoặc tập trung trả lời các thắc mắc và câu hỏi về sản phẩm trong 1 video ngắn tầm 30s đến 1 phút (quảng cáo dạng ngắn).

Điểm chung của loại hình Marketing trực tiếp này là số điện thoại hoặc địa chỉ mail, website của công ty sẽ được gắn trực tiếp vào tin tiếp thị, kích thích người xem đặt hàng trực tiếp hoặc liên hệ ngay để nhận được ưu đãi.

5. Tiếp thị qua cuộc gọi trực tiếp

Nhân viên Marketing sẽ liên lạc trực tiếp đến khách hàng bằng cách gọi điện thoại, sau đó phổ biến thông tin, giúp khách hàng cập nhật những chương trình khuyến mãi, ưu đãi mới nhất của công ty.

marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp

6. Tiếp thị bằng hình thức phát Coupon

Hình thức phát Coupon để đổi thông tin liên hệ hoặc phản hồi của khách hàng được nhiều nhà bán lẻ sử dụng với mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng. Hình thức tiếp thị này thường ít bị từ chối bởi đa số khách hàng đều thích quà tặng miễn phí và phiếu giảm giá.

7. Marketing trực tiếp mặt đối mặt

Marketing trực tiếp tại điểm bán hay còn được gọi là Direct Selling. Với hình thức này, nhân viên bán hàng sẽ có mặt tại điểm bán lẻ và trao đổi trực tiếp với khách hàng về thông tin tiếp thị. Để làm được điều đó, nhân viên Marketing cần tự tin, có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt.

Trên đây là những ưu nhược điểm cũng như 7 hình thức Marketing trực tiếp phổ biến nhất hiện nay mà Truyền thông TMS vừa cung cấp cho bạn. Nhà tiếp thị có thể triển khai các chiến dịch phối hợp giữa các hình thức tiếp thị trực tiếp để đạt được hiệu quả cao và hạn chế tối đa các nhược điểm của hoại hình Marketing này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one