Digital marketing là một chiến lược tiếp thị ưu việt của thời đại mới và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng để cải thiện tình hình kinh doanh của mình. Vậy digital marketing gồm những mảng nào? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Digital marketing là gì?
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc “Digital marketing gồm những mảng nào?” thì bạn cần có những hiểu biết nhất định về hình thức marketing này.
Digital marketing là chiến lược sử dụng các thiết bị kỹ thuật số có kết nối internet để hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên các trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo điều kiện để hình thức tiếp thị hoàn toàn mới này ngày càng phát triển và được nhiều doanh nghiệp xem như là chiến lược marketing chủ chốt của mình.
Digital Marketing bao gồm những gì?
Như vậy thông qua phần định nghĩa thì bạn đã phần nào hiểu về digital marketing. Vậy digital marketing gồm những mảng nào mà bạn cần nắm rõ?
Phân tích dữ liệu người dùng
Việc phân tích chính xác dữ liệu của người dùng chính là chìa khóa dẫn đến thành công của một chiến lược marketing. Vì nếu không, tất cả những chiến lược marketing bạn thực hiện chỉ nằm trên giấy chứ không thể mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao vì không thực sự kích thích nhu cầu chi tiền mua sắm của khách hàng tiềm năng.
Trước tiên bạn cần phải biết bài content của mình đang hướng đến đối tượng nào. Dựa trên những thông tin về tuổi tác, giới tính, hành vi, nhu cầu và mong muốn,….là bạn có thể xây dựng nên bức chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó đi vào phân tích để chạy vận hành chiến dịch digital marketing sao cho phù hợp.
Content marketing
Cung cấp những thông tin hữu ích, làm nổi bật giá trị của sản phẩm/dịch vụ và đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu sâu thẳm trong quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng chính là sứ mệnh của content marketing.
Bởi lẽ, khách hàng ngày nay thường tiếp cận với rất nhiều mẫu quảng cáo khác nhau. Vì vậy việc tạo nên những bài viết content marketing có nội dung hấp dẫn và mang lại nhiều giá trị cho người đọc sẽ là tiền đề để doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Creative Asset
Đây chính là một trong những mảng quan trọng nhất của một chiến lược digital marketing vì nó quyết định đến việc khách hàng liệu có click vào đọc nội dung doanh nghiệp bạn đăng, hay xa hơn là tìm hiểu và đặt niềm tin vào doanh nghiệp bạn hay không. Vậy Creative Asset bao gồm những gì?
- Logo: một logo đẹp mắt và có mức độ nhận diện thương hiệu cao sẽ gây ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ lần đầu tiên.
- Hình ảnh/infographic: yếu tố này quan trọng không kém logo vì chúng đều là những yếu tố đầu tiên mà khách hàng chú ý đến. Hình ảnh cần có độ phân giải cao và truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải độc đáo và hấp dẫn.
- Video: đây là yếu tố luôn song hành với hình ảnh. Một video marketing chất lượng và cung cấp đầy đủ thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyển đổi, từ khách hàng tiềm năng thành những người sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm/dịch vụ.
Social Media Marketing
Sự phát triển nhanh chóng và sở hữu lượng người dùng cực khủng trên toàn thế giới đã biến các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…trở thành thị trường béo bở dành cho các doanh nghiệp đang triển khai chiến lược digital marketing.
Hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ trên mạng xã hội chính là cách để doanh nghiệp tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, tạo dựng mối quan hệ bền chặt với họ và đồng thời xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
Pay Per Click
Đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến trả phí mới có vai trò tăng traffic cho website doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo nhưng với mức giá rất phải chăng. Đồng thời nhờ Pay Per Click, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu từ khách hàng một cách đơn giản và nhanh chóng.
Hai hình thức phổ biến nhất của Pay Per Click đó là Google Ads và Facebook Advert.
Email Marketing
Email marketing là loại hình tiếp thị sử dụng thư điện tử (email) để gửi những thông tin quảng bá về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đến email khách hàng tiềm năng. Mục đích là nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và mới để khuyến khích hành động chi tiền mua hàng của khách, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Một email marketing được xây dựng theo một chiến lược bài bản, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và bố cục sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp thị, bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Như vậy thông qua bài viết này, TMS Digital Marketing đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “Digital marketing gồm những mảng nào?”. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhé!
Xem thêm:
7 bước triển khai kế hoạch Marketing mở rộng thị trường