Kế hoạch bán hàng trong kinh doanh giúp ích gì cho doanh nghiệp?

Trong kinh doanh buôn bán, lập kế hoạch bán hàng là một bước đi quan trọng để doanh nghiệp hoạch định những mục tiêu mình cần đạt được, từ đó góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng tầm thương hiệu. Hãy cùng TMS Digital Marketing khám phá cách lập một kế hoạch bán hàng chuẩn chỉ trong bài viết này nhé!

Tổng quan về kế hoạch bán hàng

Kế hoạch bán hàng là một văn bản trong đó gồm các mục tiêu cần thực hiện và kết quả dự tính trong khi doanh nghiệp vận hành chiến lược bán hàng. Kế hoạch này thường được hoạch định cho một năm hoặc chia theo các quý và các tháng.  

Kế hoạch bán hàng được chia làm 2 loại: 

  • Kế hoạch trung hạn:  Kế hoạch này đề cập đến các phương thức để đạt được mục tiêu dài hạn. Đồng thời xác định rủi ro ảnh hưởng đến kế hoạch và đưa ra giải pháp để khắc phục . 
  • Kế hoạch ngắn hạn: Đề cập đến các mục tiêu cần đạt được vòng 3 tháng đến 1 năm. Đây là kế hoạch mà các doanh nghiệp cần hoàn thành trước khi nghĩ đến những kế hoạch dài hơi hơn.
    Kế hoạch bán hàng
    Kế hoạch bán hàng

Vai trò của kế hoạch bán hàng 

  • Một kế hoạch bán hàng bài bản giúp doanh nghiệp xác định phương hướng hoạt động trong tương lai và giảm thiểu những rủi ro khách quan, cũng như tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có và tránh lãng phí. 
  • Là công cụ để kết nối các nhân viên trong doanh nghiệp một cách hiệu quả, vì nhìn vào bản kế hoạch nhân viên sẽ biết đâu là những mục tiêu cần thực hiện. Từ đó phân bổ công việc và phối hợp với nhau để hoàn thành những mục tiêu đề ra. 
  • Với bản kế hoạch bán hàng trong tay, chủ doanh nghiệp có thể dự tính những thay đổi của thị trường kinh doanh và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể thực hiện các công tác kiểm tra dựa vào những mục tiêu và đích đến cần đạt trong bản kế hoạch để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ của kế hoạch. 

Quy trình lập một kế hoạch bán hàng

Bước 1: Xác định mục tiêu bán hàng

Để đảm bảo cho sự thành công của chiến lược bán hàng thì việc xác định mục tiêu đóng một vai trò quan trọng. Mục tiêu càng chi tiết và cụ thể thì việc đo lường hiệu quả của kế hoạch sẽ diễn ra hiệu quả hơn. 

Để xác định các mục tiêu cần đạt được, hãy sử dụng quy tắc SMART, trong đó: 

  • S (Specific):  Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. 
  • M (Measurable):  Có thể đo đếm. 
  • A (Achievable): Có thể đạt được. 
  • R (Realistic): Bám sát với thực tế. 
  • T (Time bound): Thời gian cần có để đạt được mục tiêu.

Bước 2: Xây dựng chân dung khách hàng

Đây là một bước không thể thiếu khi lập một bản kế hoạch bán hàng. Người viết cần dựa vào các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, ngành nghề, sở thích, lối sống, hành vi…để hình thành nên chân dung của khách hàng.

Khi đã xác định được khách hàng của mình là ai, nhu cầu và những vấn đề của họ là gì thì doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng theo từng nhóm để xây dựng được hướng đi phù hợp cho bài viết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. 

  • Khách hàng tiềm năng. 
  • Khách hàng thân thiết.
  • Khách hàng có giá trị nhỏ. 
  • Khách hàng tiêu cực.

Với đối tượng khách hàng là các tổ chức và doanh nghiệp thì hãy xây dựng chân dung khách hàng dựa trên những yếu tố như: 

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Doanh thu. 
  • Quy mô nhân lực. 
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • ….
    Kế hoạch bán hàng
    Kế hoạch bán hàng

Bước 3:  Khảo sát thị trường

Đây là một bước đi hết sức cần thiết của kế hoạch bán hàng

Việc khảo sát và phân tích thị trường giúp doanh nghiệp xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và lựa chọn địa điểm kinh doanh, để từ đó xác định ngân sách cần chi và hình thức kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh lẫn doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra những điểm mạnh của đối thủ và thiếu sót của doanh nghiệp mình để rồi có thể đưa ra những giải pháp, điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch bán hàng.

Bước 4: Lập kế hoạch dự phòng

Việc lập một kế hoạch bán hàng dự phòng giúp ích doanh nghiệp rất nhiều trong việc phân bổ nguồn lực và đặt thời hạn cho công việc để có cái nhìn khách quan, từ đó hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. 

Việc dự tính được những khó khăn cũng hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp khắc phục dự phòng hiệu quả nhất. 

Kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng

Bước 5: Xác định ngân sách

Để đảm bảo sự thành công khi lập kế hoạch bán hàng thì yếu tố ngân sách nên được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần xác định các phương án để không phải chi quá nhiều tiền cho hoạt động quảng bá tiếp thị sản phẩm nhưng vẫn thu hút được khách hàng tìm đến sản phẩm của mình. 

Việc xác định rõ từng khoản chi cho mỗi mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp không gặp khó khăn trong quá trình giải ngân.

Như vậy trong bài viết này, Truyền thông TMS đã hướng dẫn bạn cách để lập một kế hoạch bán hàng bài bản và chuyên nghiệp nhất để có cho mình một trợ lý đắc lực cho quá trình phát triển doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Xem thêm:

Hướng dẫn cách lập kế hoạch tiếp thị trực tuyến chuyên nghiệp nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one