Điều kiện để một website thương mại điện tử đảm bảo tuân thủ pháp luật và hoạt động hợp pháp là có xin giấy phép website thương mại điện tử. Bước này được tiện lợi hóa khi doanh nghiệp có thể thông báo với Bộ Công Thương qua website của Bộ thay vì nộp hồ sơ giấy. Dưới đây là quy trình xin giấy phép website thương mại điện tử.
Vì sao cần khai báo website thương mại điện tử?
Khai báo và xin giấy phép website thương mại điện tử gần như là bắt buộc đối với những doanh nghiệp thành lập website kinh doanh. Những website có chức năng kinh doanh, giao dịch, bao gồm: sàn thương mại điện tử, website bán hàng, website khuyến mãi, xúc tiến thương mại,… của doanh nghiệp đều cần phải thông báo/ đăng ký. Nếu Bộ Công Thương phát hiện hành vi giao dịch trên website chưa khai báo, website và chủ sở hữu sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc xin giấy phép website thương mại điện tử còn đem lại một số lợi ích đối với doanh nghiệp sở hữu website, ví dụ:
- Tuân thủ theo quy định pháp luật, hoạt động một cách chính thức và nhận được sự bảo hộ của pháp luật thay vì phải chịu phạt nếu bị phát hiện chưa khai báo.
- Nâng cao độ uy tín, đáng tin trong mắt khách hàng: Bất cứ trang web kinh doanh nào đã xin giấy phép website thương mại điện tử đều có thể sử dụng con dấu “đã thông báo Bộ Công Thương”. Điều này giúp khách hàng tin tưởng và thêm an tâm mua sắm.
- Khẳng định thương hiệu thuộc về doanh nghiệp: Website đã khai báo/ đăng ký với Bộ Công Thương là trang web được xác nhận hợp pháp tại thời điểm đăng ký, không vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và là tài sản chính chủ của doanh nghiệp.
Quy trình xin giấy phép website thương mại điện tử
Hiện nay có rất nhiều website không xin giấy phép website thương mại điện tử mà giả mạo logo “đã khai báo/ đăng ký với Bộ Công Thương”. Tất nhiên những trường hợp này nếu bị phát hiện sẽ phải chịu phạt nặng, bị ghim tên mình tại trang web Bộ Công Thương.
Cách phát hiện ra website làm giả logo rất đơn giản, khách hàng chỉ cần click vào logo trên. Nếu họ được dẫn đến trang web của Bộ chứa thông tin doanh nghiệp, đây là logo hợp lệ và ngược lại.
Quy trình xin giấy phép website thương mại điện tử không quá rắc rối. Thay vì giả mạo, hãy thực hiện các bước sau để đảm bảo bản thân không vi phạm pháp luật và nhận được sự bảo hộ của pháp luật.
Trước hết hãy truy cập đến website Bộ Công Thương: online.gov.vn
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Bước này, bạn cần đăng ký tài khoản đăng nhập bằng cách cung cấp những thông tin về:
- Tên cá nhân, thương nhân, tổ chức
- Số đăng ký kinh doanh đối với thương nhân, đối với doanh nghiệp, sử dụng quyết định thành lập, hoặc mã số thuế nếu đăng ký với tư cách cá nhân
- Khai báo lĩnh vực hoạt động của website
- Địa chỉ của trụ sở chính
- Thông tin liên hệ
Bước 2: Chờ xác nhận đăng ký
Bước 2 của quy trình xin giấy phép website thương mại điện tử là chờ phản hồi xác nhận đăng ký tài khoản thành công từ Bộ Công Thương. Trong vòng 3 ngày, nếu thông tin đạt chuẩn và được phê duyệt, bạn sẽ được cấp tài khoản.
Nếu tài khoản bị từ chối, chắc chắn đã có trục trặc trong khâu đăng ký hoặc cần bổ sung một số thông tin. Doanh nghiệp sẽ phải đăng ký lại tài khoản mới.
Bước 3: Đăng nhập và khai báo
Truy cập và trang web chính thức của Bộ Công Thương và dùng tài khoản hợp lệ để đăng nhập, thực hiện chức năng thông báo.
- Đầu tiên, doanh nghiệp chọn mục “THÔNG BÁO WEBSITE” trên menu trang chủ. Bạn có hai lựa chọn, gồm: “Thông báo webiste” và “Đăng ký website“. Hãy chọn “Thông báo website“
- Nhập đầy đủ thông tin về website
- Chọn loại hàng hóa mà mình cung cấp ở website, nếu không có loại hàng hóa phù hợp, chọn “khác“.
- Chọn “File đính kèm“, sau đó chọn các file giấy tờ cần tải lên, ví dụ như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay CMND, giấy phép đầu tư,… Sau đó bấm “Upload file“
- Gửi hồ sơ đã khai báo đầy đủ (chọn nút “Gửi hồ sơ“)
Bước 4: Chờ phản hồi
Trong 3 ngày, Bộ Công Thương sẽ xác nhận quy trình xin giấy phép website thương mại điện tử của bạn có hợp lệ không và sẽ phản hồi qua email. Email thông báo này sẽ chứa một trong 2 nội dung như:
- Xác nhận hồ sơ doanh nghiệp nộp có đầy đủ thông tin hay không, thông tin có hợp lệ không
- Thông báo hồ sơ chưa hợp lệ, đề nghị bổ sung hoặc sửa đổi thông tin khai báo trong vòng 10 ngày để từ ngày doanh nghiệp nhận được thông báo này.
Bước 5: Hoàn thành xin giấy phép website thương mại điện tử
Khi Bộ Công Thương thông báo duyệt hồ sơ điện tử, doanh nghiệp không phải tiến hành nộp hồ sơ giấy nữa. Bộ Công Thương cũng sẽ gửi cho người, đơn vị đăng ký một đoạn code để gắn lên website thương mại điện tử mà họ đăng ký. Đây là logo “Đã khai báo/ đăng ký với Bộ Công Thương”.
Truyền thông TMS vừa giới thiệu cho bạn sơ lược các bước xin giấy phép website thương mại điện tử thông qua trang web chính thức của Bộ Công Thương. Mong rằng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.