Đa phần chúng ta thường nghe về Marketing Mix và lợi ích của việc nghiên cứu mô hình này. Tuy nhiên không nhiều người thật sự hiểu chiến lược Marketing Mix là gì hay đề cập đến nhược điểm của chúng. Vâỵ Marketing Mix là gì, có mặt hạn chế không? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu nhé!
Chiến lược Marketing Mix là gì?
Marketing Mix là cụm từ mà hầu như mọi nhà tiếp thị đều từng nghe qua. Áp dụng Marketing Mix để phân tích thị trường, sản phẩm, bản thân doanh nghiệp đã trở thành khâu không thể thiếu trước khi doanh nghiệp phát triển các chiến lược tiếp thị. Vậy mô hình Marketing Mix là gì? Hay nói theo cách nhiều người đang dùng – chiến lược Marketing Mix là gì?
Theo định nghĩa của từ điển Oxford:
“Marketing Mix là sự kết hợp của các yếu tố mà một công ty có thể kiểm soát để tác động đến người tiêu dùng mua sản phẩm của họ”
Vai trò của chiến lược Marketing Mix là gì? Thực chất, chúng là sự kết hợp các yếu tố mà nhà tiếp thị, doanh nghiệp dùng để xem xét và phân tích thị trường mục tiêu. Tuy nhiên bạn phải xác định được thị trường mục tiêu trước khi phân tích chúng với mô hình Marketing Mix.
Marketing Mix có thực sự là “chiến lược”
Chúng ta thường tập trung vào việc tìm hiểu các yếu tố của Marketing Mix mà không thực sự hiểu chiến lược Marketing Mix là gì. Thực tế Marketing Mix không phải là chiến lược, nó là mô hình.
Mô hình này gồm 4 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), và Promotion (xúc tiến).
Marketing Mix chỉ ra các yếu tố (4P) để doanh nghiệp xác định được yếu tố nào có ý nghĩa lớn với quá trình kinh doanh và thiết lập thị trường mục tiêu, từ đó lập chiến lược tiếp thị hiệu quả. Điều này cũng tương tự với việc bạn không thể lập chiến lược tiếp thị khi chưa quyết định về sản phẩm (Product trong Marketing Mix) và giá (Price trong Marketing Mix).
Vị ví của chiến lược Marketing Mix là gì? Chúng là nền tảng để doanh nghiệp dựa vào đó phát triển các chiến lược tiếp thị toàn diện.
Nhược điểm của Marketing Mix
Có rất nhiều tài liệu giải thích chiến lược Marketing Mix là gì và những lợi ích mà mô hình nghiên cứu này đem lại. Song không có nhiều người đề cập đến mặt hạn chế của chúng.
Thực chất mặt hạn chế là điều mà mọi mô hình và chiến lược đều có. Với Marketing Mix, mặt hạn chế nằm ở chỗ mô hình bỏ qua hoặc chưa nhấn mạnh đủ về một số khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch tiếp thị.
Ví dụ: Dịch vụ cũng là một loại sản phẩm vô hình (sản phẩm dịch vụ) nhưng lại không được đề cập rõ ràng trong mục Product. Hay như một số khâu, quy trình sản xuất không được đặt trong nhóm nào của mô hình Marketing Mix, đơn cử là khâu đóng gói sản phẩm.
Những nhược điểm cụ thể của chiến lược Marketing Mix là gì?
- Quá trình nghiên cứu các yếu tố mô hình Marketing Mix tốn nhiều thời gian
- Doanh nghiệp không biết được tính minh bạch và tiêu chuẩn đo lường của chiến lược Marketing Mix là gì bởi mô hình chỉ để cập đến các nhóm yếu tố cần nghiên cứu
- Mô hình không có quy chuẩn về dạng dữ liệu đầu vào, doanh nghiệp khó xác định đầu vào chi tiết
- Tính “phi tuyến tính”: không phải lúc nào đầu tư 10% cũng dẫn đến tăng 10% hiệu quả chuyển đổi
- Thiếu thông tin chi tiết về tác động của tiếp thị đa kênh
- ….
Mong rằng bài viết này đã giúp hiểu chiến lược Marketing Mix là gì cùng những hạn chế của mô hình nghiên cứu này. Để xác định và thiết lập chiến lược tiếp thị toàn diện, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nếu có nhu cầu, liên hệ ngay để được TMS hỗ trợ nhé!
Xem thêm:
Bạn đã biết đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến marketing mix chưa?